Bài tập vật lí lớp 11 định luật Ôm phương pháp nguồn tương đương, vật lí phổ thông

Vật lí 11.II Dòng điện không đổi T.Trường 24/10/16 68,238 17
  1. Bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, máy thu điện. Các dạng bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, máy thu điện. Phương pháp giải bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, máy thu điện chương trình vật lí lớp 11 cơ bản, nâng cao.
    Tóm tắt lý thuyết
    Bộ nguồn tương đương gồm n bộ nguồn mắc nối tiếp:
    e$_{b}$ = e1 + e2 + ... + e$_{n}$
    r$_{b}$ = r1 + $_{r2}$ + ... + r$_{n}$​
    có điện trở R ghép nối tiếp với nguồn (e;r) thì
    r$_{b}$ = r1 + r2 + ... + r$_{n}$ + R​
    Bộ nguồn tương đương của bộ nguồn gồm n nguồn mắc song song
    [​IMG]
    Giả sử bộ nguồn tương đương với một nguồn có cực dương tại A, cực âm tại B
    Điện trở tương đương của bộ nguồn
    \[\dfrac{1}{r_b} = \dfrac{1}{r_1} + \dfrac{1}{r_2} + ... + \dfrac{1}{r_n} \]​
    Giả sử chiều dòng điện qua các nguồn như hình vẽ (coi các nguồn đều là nguồn phát) =>
    \[I_{1}=\dfrac{e_{1}-U_{AB}}{r_{1}}\]
    \[I_{2}=\dfrac{e_{2}+U_{AB}}{r_{2}}\]
    \[I_{n}=\dfrac{e_{n}-U_{AB}}{r_{n}}\]​
    Tại nút A: I2 = I1 + ... + I$_{n }$=>
    \[U_{AB}=e_b=\dfrac{\dfrac{e_1}{r_1} - \dfrac{e_2}{r_2} + ... + \dfrac{e_n}{r_n}}{\dfrac{1}{r_b}}\]​
    Qui ước dấu:
    Theo chiều ta chọn từ A → B:
    • Nếu gặp cực dương của nguồn trước thì e lấy (+)
    • Nếu gặp cực âm của nguồn trước thì e lấy (-)
    • Nếu tính ra e$_{b}$ < 0 thì cực của nguồn tương đương ngược với điều giả sử.
    • Nếu tính ra I<0 thì chiều giả sử dòng điện là sai, ta chọn chiều ngược lại.
    Bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch vận dụng phương pháp nguồn tương đương.
    Bài tập 1: Cho mạch điện như hình vẽ e1 = 12V; e2 = 9V; e3 = 3V; r1 = r2 = r3= 1Ω, các điện trở R1 = R2 = R3 = 2Ω. Tính U$_{AB}$ và cường độ dòng điện qua các nhánh.
    [​IMG]
    Giả sử chiều dòng điện như hình vẽ
    [​IMG]
    Coi AB là hai cực của nguồn tương đương với A là cực dương, mạch ngoài coi như có điện trở vô cùng lớn.
    \[\dfrac{1}{r_b} = \dfrac{1}{r_1 + R_1} + \dfrac{1}{r_2 + R_2} + \dfrac{1}{r_3 + R_3}\]
    => r$_{b}$ = 1Ω
    \[e_{b} = \dfrac{\dfrac{e_1}{r_1 + R_1} - \dfrac{e_2}{r_2 + R_2} + \dfrac{e_3}{r_3 + R_3}}{\dfrac{1}{r_b}}\] = 2V = U$_{AB}$
    => Cực dương của nguồn tương đương ở A.
    \[I_{1}=\dfrac{e_{1}-U_{AB}}{r_{1}+R_{1}}\] = 10/3 (A)
    \[I_{2}=\dfrac{e_{2}+U_{AB}}{r_{2}+R_{2}}\] = 11/3 (A)
    \[I_{3}=\dfrac{e_{3}-U_{AB}}{r_{3}+R_{3}}\] = 1/3 (A)
    Bài tập 2: Cho mạch như hình vẽ: e1 = 24V; e2 = 6V; r1 = r2 = 1Ω; R1 = 5Ω; R2 = 2Ω; R là biến trở. Với giá trị nào của biến trở thì công suất trên R đạt cực đại, tìm giá trị cực đại đó.
    [​IMG]
    Ta xét nguồn điện tương đương gồm hai nhánh chứa hai nguồn e1 và e2.
    Giả sử cực dương của nguồn tương đương ở A. Chiều dòng điện như hình vẽ
    [​IMG]
    Biến trở R là mạch ngoài.
    \[\dfrac{1}{r_b} = \dfrac{1}{r_1 + R_1} + \dfrac{1}{r_2 + R_2}\]
    => r$_{b}$ = 2Ω
    \[e_{b} = \dfrac{\dfrac{e_1}{r_1 + R_1} - \dfrac{e_2}{r_2 + R_2}}{\dfrac{1}{r_b}}\] = 4V = U$_{AB}$
    Mạch tương đương
    [​IMG]
    Để công suất trên R cực đại thì R = r$_{b}$ = 2Ω
    \[P_{max} = \dfrac{e_b^2}{4r_b}\] = 2W
    Bài tập 3: Cho mạch điện như hình vẽ:
    [​IMG]
    e1 = 6V; e2 = 18V; r1 = r2 = 2Ω; Ro = 4Ω; Đèn Đ ghi: 6V - 6W; R là biến trở.
    a/ Khi R = 6Ω, đèn sáng thế nào?
    b/ Tìm R để đèn sáng bình thường?
    Khi R = 6Ω. Ta xét nguồn điện tương đương gồm hai nhánh chứa hai nguồn e1 và e2.
    Giả sử cực dương của nguồn tương đương ở A. Biến trở R và đèn là mạch ngoài.
    \[\dfrac{1}{r_b} = \dfrac{1}{r_1 + R_o} + \dfrac{1}{r_2}\] => r$_{b}$ = 1,5Ω
    \[e_b= \dfrac{\dfrac{e_1}{r_1 + R_0} - \dfrac{e_2}{r_2}}{\dfrac{1}{r_b}}\] = -12V < 0
    => Cực dương của nguồn tương đương ở B.
    Điện trở và cường độ dòng điện định mức của đèn:
    R$_{đ}$ = 6Ω; I$_{đm}$ = 1A
    \[I_{đ}= I = \dfrac{e_b}{R + R_{đ} + r_b}\] = 8/9 < I$_{đm}$ => đèn sáng yếu
    b/ Để đèn sáng bình thường
    \[I = \dfrac{e_b}{R + R_{đ} + r_b}\] = I$_{đm}$ => R = 4,5Ω
    Bài tập 4: Cho mạch như hình vẽ:
    [​IMG]
    e1 = 18V; e2 = 9V; r1 = 2Ω; r2 = 1Ω; R1 = 5Ω; R2 = 10Ω; R3 = 2Ω; R là biến trở.
    Tìm giá trị của biến trở để công suất trên R là lớn nhất, tính giá trị lớn nhất đó.
    Gọi nguồn tương đương có hai cực là B và N
    [​IMG]
    e$_{b}$ = U$_{BN}$ (khi mạch ngoài hở bỏ R)
    r$_{b}$ = r$_{BN}$ (khi mạch ngoài hở bỏ R)
    Khi bỏ R: Đoạn mạch BN là mạch cầu cân bằng nên bỏ r1 = 2Ω, ta tính được:
    r$_{BN}$ = (R$_{1 }$nt R2)//(r$_{2 }$nt R3) = 15 × 3 / (15 + 3) = 15/6 = 2,5Ω.
    khi bỏ R ta có
    \[{U_{AM}} = \dfrac{{\dfrac{{{e_1}}}{{{r_1}}} + \dfrac{{{e_2}}}{{{r_2} + {R_1}}} + \dfrac{0}{{{R_2} + {R_3}}}}}{{\dfrac{1}{{{r_1}}} + \dfrac{1}{{{r_2} + {R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2} + {R_3}}}}}\] = 14V > 0
    Định luật Ôm cho đoạn mạch AR2B:
    I2 = U$_{AM}$/(R2 + R3) = 14/12 = 7/6A
    => U$_{NM}$ = I2.R3 = 7/3V.
    Định luật Ôm cho đoạn mạch AR1M:
    U$_{AM}$ = 14V = e2 + I1(R1 + r2) = 9 + 6I1
    => I1 = 5/6A => U$_{BM}$ = e2 + I1r2 = 9 + 5/6 = 59/6V.
    Vậy U$_{BN}$ = U$_{BM}$ + U$_{MN}$ = 59/6 - 7/3 = 7,5V > 0.
    P$_{R(max)}$ khi R = r$_{b }$= 2,5Ω =>
    \[P_{R(max)} = \dfrac{{e_b^2}}{{4{r_b}}} = 5,625W\]
    Bài tập 5: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ:
    [​IMG]
    R1= 4Ω; R$_{2 }$= 2Ω; R3 = 6Ω,
    R4= R$_{5 }$= 6Ω, E2 = 15V , r = 1Ω , E1 = 3V , r1 = 1Ω
    a/ Tính cường độ dòng điện qua mạch chính
    b/ Tính số U$_{AB}$; U$_{CD}$; U$_{MD}$
    c/ Tính công suất của nguồn và máy thu
    Đ/S: I = 1A; U$_{AB}$ = 4V; U$_{CD}$= - 2/3V; U$_{MD}$ = 34/3V; P$_{N}$ = 15W, P$_{MT}$ = 4W
    a/ R$_{N}$ = (R4+R5)(R1 + R2) / (R$_{4 }$+ R5 + R1 + R2) = 4Ω
    r$_{b}$ = r1 + r2 + R3 = 8Ω
    E$_{b}$ = E2 – E1 = 12V
    I = E$_{b}$/(R$_{N}$ + r$_{b}$) = 1A
    U$_{AB}$ = I.R$_{N}$ = 4V
    b/ U$_{CD}$ = V$_{C}$ – V$_{D}$ = V$_{C}$ – V$_{A}$ + V$_{A}$ – V$_{D}$ = U$_{AD}$ -U$_{AC}$ = U2 – U4
    U4 = I4.R4 = \[\dfrac{U_{AB}}{R_{4}+R_{5}}\] R4 = 2V
    U2 = I2.R2 = \[\dfrac{U_{AB}}{R_{1}+R_{2}}\] R2 = 4/3V
    => U$_{CD}$ = -2/3V
    U$_{MD}$ = V$_{M}$ –V$_{D}$ = U$_{MA}$ + U$_{AD}$
    U$_{MA}$ = E1 + I(r1+R3) = 10V
    => U$_{MD}$ = 34/3 (V)
    c/ P$_{N}$ = IE1 = 15W; P$_{MT}$ = E1.I + I2r1 = 4W
    nguồn vật lí phổ thông trực tuyến
    4
  2. E1=2V, r1=0,1 ôm, E2=1,5V, r2=0,1 ôm, R=0,2 ôm
    [​IMG]
    1- Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
    2- Tính cường độ dòng điện qua mỗi nhánh
    Thầy giúp e với ạ!
    1
    1. T.Trường
      T.Trường, 2/8/17
      [​IMG]
       
    2. Lô Đáng Yêu
      Lô Đáng Yêu, 2/8/17
      Thầy ơi cũng với một bài như thế này mà người ta hỏi thêm là "Có nguồn nào trở thành máy thu không" thì kiểm tra bằng cách nào ạ
       
    3. T.Trường
      T.Trường, 2/8/17
      giả sử dòng điện có chiều nào đó,
      nếu nó đi ra từ cực dương => nguồn,
      đi vào cực dương => máy thu.
      Rồi giải bình thường.
      Kết quả thu được nếu I > 0 => việc giả sử là đúng => kết luân;
      nếu I nào đó < 0 => chiều giả sử sai => dòng điện có chiều ngược lại => kết luận
       
    4. Lô Đáng Yêu
      Lô Đáng Yêu, 2/8/17
      E cảm ơn thầy ạ
       
    5. Dạ thầy giúp e chứng minh công thức Eb=(E1/r1+E2/r2)/(r1+1/r2) được không ạ?:confused:
       
    6. T.Trường
      T.Trường, 24/8/17
      em xem cm trong phần Lý thuyết đóng khung, dựa vào phuong pháp điểm đến nút => UAB => eb
       
    7. dạ em cảm ơn thầy.
       
    8. thầy ơi e có UAB= (E1/r1+E2/r2)/(1/R+1/r1+1/r2) thì sao ra eb thầy?
       
    9. T.Trường
      T.Trường, 24/8/17
      nó chính là eb luôn, thế mới gọi là phương pháp nguồn tương đương
       
    10. oh ra là thế em cảm ơn ạ
       
Share