Bạn có thể đạt 10 điểm vật lí thi quốc gia nhờ khoanh bừa?

Vật lí khám phá T.Trường 3/1/18 2,066 0
  1. Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 thí sinh Nguyễn Sỹ Hùng đạt 10 điểm môn Vật lí nhưng Toán lại được 0 điểm.
    [​IMG]
    Có thể Toán được không điểm vì lý do Hùng làm sai hết hoặc bỏ giấy trắng. Tuy nhiên theo logic của khoa học tự nhiên, nếu Lý bạn đó xuất sắc như thế thì không có lý nào lại không thể đạt vài điểm môn Toán (năm 2016 môn toán thi THPT quốc gia theo hình thức tự luận).

    Hùng đã thừa nhận "khoanh bừa" để đạt số điểm trên, điều đó có thể xảy ra không? hãy thử tìm hiểu bài toán xác suất dưới đây.

    Với mỗi câu hỏi sẽ có 4 đáp án trắc nghiệm. Bạn học hành chăm chỉ biết rõ đáp án thì tỉ lệ chọn đáp án đúng nghiễm nhiên là 100%, nhưng nếu đánh bừa, như cậu Nguyễn Sỹ Hùng kia thì xác suất để trả lời đúng chỉ là 25% mỗi câu.

    NHƯNG, đó mới chỉ là 25% trả lời đúng cho một câu hỏi. Cậu sinh viên Hùng đã có cho mình 50 câu trả lời đúng, 50 lần lặp lại điều kì diệu 25% ấy và cậu đã có cho mình xác suất không tưởng: 0.25$^{50 }$= 0.000000000000000000000000000001, vậy là tỉ lệ để cậu được 10 điểm tròn môn Vật Lý còn thấp hơn 10 tỷ tỷ lần một người dân Mỹ trúng giải Powerball.

    Đại học Vinh nơi chủ trì cụm thi số 35 cho biết, hôm nay hội đồng kiểm tra bắt đầu xem xét lại bài thi của thí sinh Nguyễn Sỹ Hùng. Theo kết quả tại cụm thi của Đại học Vinh, toàn tỉnh có 4 điểm 10 môn Vật Lý thì trong đó có 3 thí sinh đều tên Hùng.

    Bài thi trắc nghiệm kiến thức có mặt lợi đó là số lượng kiến thức nhiều bao chùm toàn bộ chương trình học, đòi hỏi học sinh phải học gần như hết mọi ngóc ngách của kiến thức, liên kết chúng lại ghi nhớ vận dụng và vận dụng cao. Tuy nhiên chính vì phải nhớ quá nhiều kiến thức vụn mang tính hàn lâm không liên tưởng với thực tiễn lại quá nhiều môn phải học nên đôi khi đối diện với khó khăn thay vì học một cách nghiêm túc ta có thể thay bằng không học, việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trở nên vô cùng đơn giản bằng hàm rand của máy tính casio hoặc tùy thuộc vào sở thích A,B,C,D.

    Với chương trình học của Việt Nam hiện nay trả lời cho câu hỏi học để làm gì? các kiến thức đang học không sử dụng sao vẫn phải học? tại sao phải học môn này? tại sao phải học quá nhiều môn? mà hầu hết ai cũng biết rằng kiến thức mà ta học được 12 năm phổ thông, thậm chí 4 năm đại học đôi khi không dùng gì đến trong cuộc sống sau này. Liệu có quá lãng phí thời gian và tiền bạc không?
Share