Đề thi học sinh giỏi vật lí 10 trường thpt Lê Văn Thịnh Bắc Ninh

Đề thi vật lí lớp 10 T.Trường 2/4/17 17,750 7
  1. Đề thi học sinh giỏi vật lí lớp 10 trường thpt Lê Văn Thịnh Bắc Ninh thời gian làm bài 150 phút
    Câu 1 (4điểm):
    từ độ cao 15m so với mặt đất một vật có khối lượng m = 0,5kg được ném theo phương thẳng đứng hướng lên với vận tốc ban đầu 10m/s. Bỏ qua mọi ma sát lấy g = 10m/s2. Hãy xác định
    a/ Độ cao cực đại mà vật lên được và vận tốc của vật khi tiếp đất.
    b/ Vị trí và vận tốc của vật mà tại đó có động năng bằng 2 lần thế năng (mặt đất là mốc tính thế năng)
    c/ Khi tiếp đất do đất mềm, nên vật lún sâu vào đất và cách mặt đất 10cm. Tính lực cản trung bình của đất lên vật.
    Câu 1: h1= 15m; v1 = 10m/s2
    Chọn gốc thế năng tại mặt đất
    a/ BT cơ năng: W = mgh1 + 0,5mv12 = mgh2 => h2
    vận tốc chạm đất: W = 0,5mv22 = > v2
    b/ W$_{đ}$ = 2W$_{t}$ => W = W$_{đ}$ + W$_{t}$ = 3W$_{t}$ => mgh2 = 3mgh3 => h3 = h2/3
    c/ s = 10cm = 0,1m
    BT năng lượng: W2 - W1 = A$_{c}$ => -mgs - 0,5mv22 = -F$_{c}$.s => F$_{c}$
    Câu 2 (4điểm): Cho quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng được biểu diễn trên đồ thị P - T (như hình vẽ)
    [​IMG]
    a/ Nêu tên của mỗi quá trình.
    b/ Biết trạng thái (1) lượng khí có thể tích là V1 = 2lít. Hãy xác định các thông số của chất khí ở mỗi trạng thái.
    Câu 2: p1 = 105Pa; T1 = 300K; T2 = 400K; V1 = 2lít
    a/ (1) → (2): đẳng tích; (2) → (3): đẳng áp; (3) → (1): đẳng nhiệt
    b/ V2 = V1 = 2lít; p1/T1 = p2/T2 => p2
    p3 = p2; T3 = T1 => V3/T3 = V2/T2 => V3
    Câu 3 (3điểm): Trên một thanh nhẹ (coi như không có khối lượng) dài 30cm, có gắn 3 quả cầu nhỏ trọng lượng lần lượt là P, 3P và 2P tương ứng ở hai đầu và tại trung điểm của thanh. Xác định vị trí trọng tâm của hệ 3 quả cầu.
    Câu 3: L = 30cm
    Giả sử tâm quay tại vị trí đặt P => áp dụng qui tắc momen để thanh cân bằng ta có
    x$_{G}$.(P + 2P + 3P) = 3P.(L/2) + 2P.L => x$_{G}$ = 17,5cm
    Câu 4 (5điểm): một khẩu pháo đặt trên mặt đất, hướng nòng pháo xiên góc α = 60o so với mặt đất để bắn một viên đạn có khối lượng m = 2kg. Tốc độ của đạn khi ra khỏi nòng pháo là vo = 200m/s, khi lên tới độ cao cực đại thì đạn nổ thành hai mảnh. Biết mảnh 1 có khối lượng m1 = 0,5kg văng thẳng đứng hướng xuống với tốc độ v1 =300m/s, bỏ qua ma sát lấy g = 10m/s2
    a/ Hỏi mảnh 2 bay theo phương nào, với tốc độ bao nhiêu
    b/ Hai mảnh tiếp đất cách nhau một khoảng thời gian bao lâu.
    Câu 4: a/ độ cao cực đại viên đạn lên tới: h1 = vo2sin2α/(2g)
    m$_{ }$= 2kg; m1 = 0,5kg; v1 = 300m/s; v = vocosα; m2 = m - m1 = 1,5kg
    [​IMG]
    p22 = p2 + p12 => (m2v2)2 = (mvocosα)2 + (m1.v1)2 => v2
    cosα2 = p/p2 => α2
    mảnh 2 bay theo phương hợp với phương ngang góc α2
    độ cao cực đại mảnh 2 có thể lên tới: h2 = (v2sinα2)2/(2g)
    b/ thời gian mảnh 1 chạm đất: h1 = v1t1 + 0,5gt12 => t1
    thời gian mảnh 2 chạm đất: h1 + h2 = 0,5gt22 => t2
    => khoảng cách thời gian hai mảnh tiếp đất: Δt = t2 - t1
    Câu 5 (4điểm): Thả rơi tự do vật m1 = 100g từ độ cao h = 20cm sao với vật m2 đang đứng yên. Vật m2 = 400g được gắn ở đầu một lò xo có độ cứng k = 100N/m (như hình vẽ). Sau khi va chạm hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10m/s2 Hãy xác định
    [​IMG]
    a/ Vận tốc của vật m2 ngay trước khi va chạm và vị trí cân bằng mới của hệ hai vật.
    b/ Độ biến dạng lớn nhất của lò xo
    Câu 5: vận tốc của vật m1 ngay sau trước khi va chạm với m2 là: v1 = √(2gh)
    BT động lượng cho va chạm mềm: m1v1 = (m1 + m2)v2 = > v2
    [​IMG]
    Ban đầu lò xo bị nén một đoạn: m2g = kx1 => x1 = m2g/k
    Vị trí cân bằng mới của hệ m1 + m2: m1g = k.xo => xo = m1g/k
    b/ Chọn gốc thế năng hệ m1 + m2 + lò xo tại vị trí cân bằng mới O
    => Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng
    0,5kxo2 + 0,5(m1 + m2).v22 = 0,5kx2 => x
    => độ biến dạng cực đại của lò xo sau va chạm: Δl = x + xo + x1

    nguồn: học vật lí trực tuyến
  2. thưa thầy câu 5 nếu là va chạm đàn hồi thì làm thế nào ạ ?
    1
    1. T.Trường
      T.Trường, 19/1/18
      va chạm đàn hồi thì cần phải có 2 ẩn để áp dụng 2 phương trình bảo toàn động lượng và bảo toàn động năng, nhưng trong trường hợp trên thì khó, nó phải thay bằng bài toán khác
       
    2. vâng ạ . nhưng ko có định luật bảo toàn động năng ạ.
       
    3. Arima Kouse
      Arima Kouse, 20/1/18
      làm sao có thể là va chạm đàn hồi được, theo đề thì sau va chạm 2 vật dính làm một mà
       
    4. mk đang hỏi là nếu 2 vật ko dính vào nhau mà là va chạm đàn hồi cơ.
       
    5. Arima Kouse
      Arima Kouse, 20/1/18
      xin lỗi vì không hiểu rõ ý của bạn
       
    6. ok cũng không có gì đâu.
       
Share