Hiệu ứng social loafing làm giảm hiệu suất công việc

Vật lí khám phá T.Trường 12/8/18 4,941 0
  1. "Maximilian Ringelmann, một kỹ sư người Pháp, đã nghiên cứu về sức ngựa vào năm 1913. Ông kết luận rằng sức của 2 con ngựa kéo một cỗ xe ngựa không bằng hai lần sức của chỉ một con. Bị bất ngờ bởi kết quả này, ông mở rộng nghiên cứu sang con người. Ông nhờ một vài người kéo một sợi dây và đo đạc lực tác động bởi từng người. Tính trung bình, nếu hai người cùng nhau kéo, mỗi người chỉ bỏ ra 93% sức lực bản thân, khi có ba người kéo thì còn 85%, và với 8 người thì chỉ còn 49%.
    [​IMG]
    Khoa học gọi đây là hiệu ứng ỷ lại tập thể (social loafing: khi làm việc nhóm thì người này ỷ lại người kia nên không làm hết sức). Hiệu ứng này xảy ra khi hiệu suất cá thể không được trực tiếp trông thấy: nó hòa lẫn vào nỗ lực tập thể. Hiệu ứng này xảy ra trong nhóm chèo thuyền, nhưng không có trong nhóm chạy tiếp sức, vì ở đây, sự đóng góp của từng cá nhân khá rõ rệt. Ỷ lại tập thể là một hành vi hợp lý: Tại sao phải đầu tư mọi năng lượng của mình trong khi chỉ một nửa cũng đủ – đặc biệt là khi lối đi tắt nhỏ bé này không ai chú ý đến. Đơn giản mà nói, ỷ lại tập thể là một hình thức gian lận mà mọi chúng ta đều có lỗi kể cả khi nó diễn ra trong vô thức, tương tự như chuyện với bầy ngựa."
    [​IMG]
    Khi đi học, làm việc nhóm thì hiệu ứng này xuất hiện một cách rõ rệt như hầu hết chúng ta đều trải qua. Một trong những cách để khắc phục điều ở các công ty thường đi theo hướng chuyên môn hóa, tức là mỗi người chỉ có một chuyên môn nhất định. Như vậy hiệu quả công việc chung không bị quy về tập thể mà có thể quy về từng cá nhân để đánh giá. Tuy nhiên điều này dễ tạo ra sự đì cho nhân viên, do chỉ làm đi làm lại một công việc nhất định

    Theo: Một nửa quả táo
    2
Share