Quy tắc hợp hai lực song song, cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song

Vật lí 10.III Tĩnh học vật rắn T.Trường 27/9/16 21,844 2
  1. Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều: hợp của hai lực song song cùng chiều cùng tác dụng vào một vật rắn là một lực song song cùng chiều với hai lực đó và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực.
    1/ Hợp của hai lực song song cùng chiều

    Bước 1: bố trí thí nghiệm như hình minh họa, thước dài có các vạch chia kích thước chính xác, treo vào hai đầu của lực kế sau đó treo thêm các quả nặng vào hai điểm A, B rồi đánh dấu lại các vị trí của hai đầu thước.
    [​IMG]
    Cách bố trí thí nghiệm kiểm chứng quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều
    Bước 2: gộp các quả nặng lại sau đó treo lần lượt vào các vị trí khác nhau trên thước sao cho hai đầu thước trùng với hai đầu đã đánh dấu.
    [​IMG]
    Từ các vị trí treo ta có thể tìm được mối liên hệ giữa các điểm treo, tiến hành thí nghiệm với nhiều vị trí khác nhau ta rút ra được kết luận về quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều.
    Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều:
    - Hợp của hai lực song song cùng chiều là một lực song song cùng chiều có độ lớn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần
    - Giá của hợp lực cùng nằm trong mặt phẳng với các lực thành phần và chia khoảng cách giữa hai lực thành phần thành các đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực đó.
    [​IMG]
    biểu thức quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều
    $$F=F_{1} + F_{2}$$
    \[\dfrac{F_{1}}{F_{2}}=\dfrac{d_{2}}{d_{1}}\]​
    Trong đó
    • d1: là khoảng cách từ giá của lực F1 đến giá của hợp lực F
    • d2: là khoảng cách từ giá của lực F2 đến giá của hợp lực F
    2/ Hợp của nhiều lực song song cùng chiều:
    Để tìm hợp lực của các lực \[\vec{F_{1}}\]; \[\vec{F_{2}}\] ... \[\vec{F_{n}}\] ta tìm hợp lực của từng cặp lực song song cùng chiều \[\vec{F_{12}}=\vec{F_{1}}+\vec{F_{2}}\] sau đó tìm hợp của cặp lực song song \[\vec{F_{12}}\] với \[\vec{F_{3}}\] cứ như vậy cho đến \[\vec{F_{n}}\].
    Hợp lực của nhiều lực song song cùng chiều sẽ là một lực song song cùng chiều với các lực thành phần và có độ lớn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.
    3/ Giải thích về trọng tâm của vật rắn:
    [​IMG]
    trọng tâm của vật rắn đồng chất là điểm đặt của trọng lực​
    vậy tại sao trọng điểm đặt của trọng lực lại đặt vào trọng tâm của vật rắn mà không đặt vào vị trí khác?
    Một vật rắn đồng chất ta có thể chia nhỏ vật rắn đó thành các vật rắn vô cùng nhỏ có thể coi như một chất điểm, mỗi chất điểm chịu tác dụng của trọng lực hướng xuống, các trọng lực đó tạo thành hệ các lực song song cùng chiều => vận dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều => hợp của tất cả các trọng lực nhỏ là trọng lực tác dụng lên vật và điểm đặt của nó nằm đúng tại trọng tâm của vật rắn.
    4/ Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song
    [​IMG]
    Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song
    Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song là hợp của hai lực bất kỳ phải cân bằng với lực còn lại
    \[\vec{F_{1}}+\vec {F_{2}}+\vec{F_{3}}=\vec{0}\] và $$F_{3}=F_{1} + F_{2}$$​

    nguổn vật lí phổ thông trực tuyến
    2
  2. Thầy ơi em gọi vị trí của 2 người ngồi đặt lên vật các lực lần lược là F1 và F2 ( F1 là người bên trái , F2 là người bên trái ) thì hai lực này cùng giá cùng chiều cùng tác dụg vào cùng một vật thì lúc này hợp lực của 2 lực sẽ là một lực có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực cùng giá và cùg chiều . Ta đặt vị trí của hợp lực này vào một khúc cây như trong hình thì hai lực vẫn không thay đổi cả về phương chiều và độ lớn nhưng hợp lực của 2 lực là F3 tuy không thay đổi độ lớn và phương nhưng lại thay đổi về chiều từc là sao ạ ? Có phải là do phản lực của khúc cây đó tác dụng ngươc lại hợp lực của hai lực kia đúg không ạ ? Thầy giải thích giúp e với ạ . Em xin cảm ơn ạ !
    https://i.imgur.com/H4Pq9pr.jpg
    1. T.Trường
      T.Trường, 8/2/17
      \[\vec{F_{12}}\] =\[\vec{F_{1}}\]+\[\vec{F_{2}}\] có phương chiều như em mô tả
      \[\vec{F_{1}}\]+\[\vec{F_{2}}\] + \[\vec{F_{3}}\] = 0
      => \[\vec{F_{3}}\] = -(\[\vec{F_{1}}\]+\[\vec{F_{2}}\]) = -\[\vec{F_{12}}\]
      => \[\vec{F_{3}}\] có chiều ngược với \[\vec{F_{12}}\] => nên nó có chiều như hình vẽ
      còn về độ lớn thì F3 = F12 =F1 + F2
       
Share