Vật lý là gì? vật lý hay vật lý? nhập môn vật lý phổ thông

Vật lí khám phá T.Trường 26/9/16 18,338 0
  1. Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu các quy luật của tự nhiên (physics phiên âm từ chữ cái Hy Lạp φύσις có nghĩa là "tự nhiên")
    [​IMG] một hiện tượng phóng tia lửa điện trong không khí nằm trong chương trình vật lí phổ thông lớp 11
    Vật lí nghiên cứu từ những gì rộng lớn nhất mà con người từng biết đến như vũ trụ, thiên hà, các sao, hành tinh đến những gì nhỏ nhất như nguyên tử, hạt nhân, các hạt cơ bản.
    Trong bộ môn vật lí học lại chia nhỏ thành nhiều chuyên ngành khác nhau để nghiên cứu sâu hơn để hiểu về tự nhiên, khám phá tự nhiên, dự đoán các quy luật ... phát triển các loại vật liệu mới ứng dụng vào trong đời sống của con người. Các phát minh trong lĩnh vực vật lí giúp loài người có những bước phát triển nhảy vọt cả về tri thức và kinh tế. Trong chương trình vật lí phổ thông cơ bản, bộ môn vật lí đưa vào chương trình các kiến thức cơ bản nhất của cơ học, nhiệt học, điện học, từ học, quang học, vật lí lượng tử, vật lí hạt nhân. Có thể phân loại thành hai mảng chính là vật lí cổ điển lấy các định luật Newton làm nền tảng và vật lí học hiện đại tuân theo thuyết tương đối của Anhxtanh.

    Vật lý hay vật lí?

    Vật lý hay vật lí tiếng Anh chỉ có một cách dịch duy nhất là physics, tuy nhiên trong ngữ pháp và cách quy định sử dụng "i" và "y" còn nhiều điểm chưa thống nhất khiến người Việt tùy ý lựa chọn. Trong sách giáo khoa viết là Vật Lí, đây là cách viết sau chương trình cải cách của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chính tả tiếng Việt quy ước /i/ đi liền với các phụ âm như /h, k, ℓ, m, s, t/, tuy nhiên tên riêng (Lý Tự Trọng, Chương Mỹ) nếu bắt buộc sử dụng /i/ thì không phù hợp, trong thực tế khi sử dụng "công ti" thay cho "công ty" khiến cho người xem liên tưởng đến "ti" mẹ ... cho nên /i/ hay /y/ vật lí hay vật lí đều chấp nhận được tùy vào thói quen sử dụng của mỗi người.

    Nhập môn vật lí phổ thông
    Trong chương trình vật lí phổ thông, bộ môn vật lí được đưa vào giảng dạy bắt đầu từ lớp 6 ở cấp học trung học cơ sở vật lí được coi là một bộ môn phụ không được quan tâm nhiều như văn và toán. Tuy nhiên bước vào bậc trung học phổ thông, vật lí được coi như một bộ môn chính vì nằm trong tổ hợp các bộ môn xét thi Quốc gia khối A (Toán, Lý, Hóa) và khối A1 (Toán, Lý, Anh) và toàn bộ những nội dung quan trọng nhất đều nằm trong chương trình vật lí cấp trung học phổ thông. Nếu cấp trung học cơ sở bạn chưa làm quen với môn vật lí hoặc chưa biết gì về vật lí thì có thể tạm quên đi nỗi lo lắng về vật lí ở quá khứ và có thể bắt đầu lại từ đầu.

    Chương trình vật lí lớp 10 lý thuyết chính là các loại chuyển động cơ, các định luật Newton, các loại lực và phần nhiệt học, chương trình vật lí lớp 11 tập trung chủ yếu vào điện một chiều và quang hình học. Chương trình vật lí lớp 12 chia làm 7 chương chính dao động cơ, sóng cơ, điện xoay chiều, dao động điện từ, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng và vật lí hạt nhân. Chương trình thi Quốc gia nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12 gần như không nhắc lại kiến thức ở lớp dưới tuy nhiên các mảng kiến thức liên quan ở lớp dưới sẽ giúp bạn nắm chắc sẽ hiểu sâu hơn cũng như hình thành tư duy, cách học bộ môn vật lí ở lớp trên.
    Kết luận: riêng với bộ môn vật lí bạn có thể bắt đầu từ bất kỳ từ lớp nào, tuy nhiên càng bắt đầu muộn thì quãng đường còn lại đến khi đạt mục đích bạn càng phải cố gắng nhiều.
    Bắt đầu học vật lí như thế nào?
    Lý thuyết, công thức là cốt lõi, vận dụng và vận dụng nhiều giúp bạn ghi nhớ được lâu và sâu hơn.

    Chọn hệ quy chiếu gốc thời gian là lúc bắt đầu học lớp 10, rất may mắn bạn đang được học lại gần như toàn bộ từ đầu, các khái niệm mới, định nghĩa mới, quy định mới đều được học từ đây, tuy nhiên để hiểu nó bạn cần có kiến thức toán liên quan tối thiểu, toán véc tơ cho vật lí, các phép toán biến đổi, toán lượng giác, toán phương trình, bất phương trình. Nếu kĩ năng toán, kiến thức toán của bạn yếu thì học vật lí rất là vất vả. Nếu bạn khởi động từ lớp 11 thì chương trình vật lí lớp 11 tương đối nhẹ, nhưng các hiện tượng điện và từ đều là các hiện tượng không nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường nên hơi khó hình dung, nên tìm kiếm thêm các thí nghiệm trên mạng để dễ ghi nhớ hơn. Cuối cùng điểm xuất phát của bạn nếu là lớp 12 thì không gì khác muốn hiểu bạn chỉ còn các học thuộc lòng nhiều, trao đổi và giải bài tập thật nhiều để bù lại cho quãng thời gian đã lãng phí phía trước.
    Phương pháp chung cho bộ môn vật lí: xét trong hệ quy chiếu với mục đích là thi vật lí đạt điểm cao
    1/ Lý thuyết phải đi kèm với công thức
    Nội dung một định luật vật lí khá dài có thể bạn không nhớ hết được cũng không sao nhưng công thức buộc phải ghi nhớ. Khi ghi nhớ công thức cần lưu ý đến tên các đại lượng có trong công thức và đơn vị của từng đại lượng trong công thức đó.
    VD: công thức của định luật vạn vật hấp dẫn
    \[F_{hd}=G\dfrac{m_{1}m_{2}}{r^{2}}\]​
    Trong đó
    • F$_{hd}$: lực hấp dẫn (N)
    • m1; m2: khối lượng của các vật (kg)
    • r: khoảng cách giữa hai vật (m)
    • G=6,67.10 -11 Nm2/kg2
    việc nhớ tên và đơn vị chuẩn của công thức giúp bạn vận dụng giải nhanh các bài tập áp dụng công thức.
    2/ Vận dụng công thức giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận sách giáo khoa và sách bài tập trước.
    Phương pháp chung để giải một bài toán vận dụng công thức
    • Bước 1: phân tích sơ lược bài toán
    • Bước 2: tóm tắt bài toán, đổi đơn vị.
    • Bước 3: áp dụng công thức
    • Bước 4: biến đổi toán học, thay số, tính toán tìm ra kết quả kèm đừng quên theo đơn vị.
    VD: một chất điểm đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều, hỏi sau bao lâu thì vật dừng lại biết rằng xe đi thêm được 100m kể từ thời điểm hãm phanh. Tính quãng đường mà vật đi được trong giây cuối cùng.
    bước 1: bài toán liên quan đến kiến thức chuyển động thẳng chậm dần đều vậy các công thức liên quan là
    v=vo + a.t; s=vot + 0,5at2; v2 - vo2=2as; trong đó: vo: vận tốc ban đầu(m/s), v: vận tốc tức thời (m/s), t: thời gian (s), s: quãng đường (m).
    các giả thiết chính của bài toán: chất điểm đang (lúc trước) ... thì (lúc sau) ... => vo=36km/h; dừng lại => v=0, đi thêm => s=100m
    câu hỏi: sau bao lâu => tính thời gian; s$_{giây cuối}$=? câu này khó vì không có công thức tính.
    khả năng phân tích đầu bài là một kỹ năng tự hình thành, hoặc bạn được thầy (cô) chỉ dạy cho trong một quá trình dài luyện tập, vì vậy nếu ban đầu chưa có cũng không sao hãy trao đổi và thảo luận nhiều hơn. Trong quá trình phân tích bài toán hãy chỉ ra chỗ khó của bài toán để sau khi giải xong phân tích lại tại sao lúc đầu mình đánh giá là khó cần lưu ý những gì khi giải dạng bài toán này. Lặp đi lặp lại nhiều lần kỹ năng giải toán của bạn sẽ được nâng cao.
    bước 2: tóm tắt đổi đơn vị
    vo=36km/h=10m/s; v=0; t =? s$_{giây cuối}$=?
    bước 3: áp dụng công thức:
    +/ Chọn các công thức từ kiến thức liên quan đến câu hỏi và giả thiết từ cụ thể:
    v=vo + a.t (1) muốn tính được t phải biết a mặt khác v2 - vo2=2as (2), từ (2) tính được a thay vào (1) để tính t
    +/ Không có công thức tính trực tiếp thì đây là phần lý thuyết nâng cao bạn có thể tự suy luận ra bằng tư duy toán học và vật lí, hoặc có thể hỏi người khác, hoặc lên mạng hỏi đáp, chỉ cần làm một lần sau này gặp các câu tương tự sẽ tự giải được.
    bước 4: biến đổi toán học, thay số, tính toán tìm ra kết quả kèm đừng quên theo đơn vị => xong.

    3/ Học tập trực tuyến, làm bài tập trắc nghiệm trực tuyến:
    Hiện nay có rất nhiều trang mạng cung cấp từ trả phí đến miễn phí các bài giảng, ưu điểm là bạn có thể xem đi xem lại, nghe đi nghe lại, trao đổi thảo luận trực tiếp nên dễ tiếp cận và dễ ghi nhớ.
    Học vật lí trực tuyến cũng làm một trang học tập online, cung cấp cho bạn lý thuyết đầy đủ có mở rộng và các dạng bài tập đi kèm, hãy tham gia học tập, trao đổi để cùng nâng cao kiến thức về bộ môn vật lí.
    1
Share