Sao Diêm Vương được nhà thiên văn học người Mỹ, ông Clyde Tombaugh, phát hiện ra vào năm 1930. Và mãi đến năm 1992, các nhà thiên văn học mới phát hiện ra thêm vật thể thứ hai của vành đai Kuiper. Vì thế suốt một thời gian dài, sao Diêm Vương được coi là vật thể duy nhất ở cách xa Mặt Trời của chúng ta hơn cả sao Hải Vương và đương nhiên là một hành tinh.
Kính viễn vọng lớn hơn
Càng ngày chúng ta càng có những chiếc kính viễn vọng to hơn và tốt hơn, vì thế chúng ta có thể chụp được những bức ảnh rõ nét hơn của các vật thể xa xôi như sao Diêm Vương. Nhờ đó các nhà thiên văn học bắt đầu nghi ngờ rằng sao Diêm Vương bé nhỏ hơn rất nhiều so với các hành tinh khác. Vào khoảng thời gian tìm thấy vật thể thứ hai trong vành đai Kuiper, các nhà thiên văn học đã biết rằng sao Diêm Vương thậm chí còn nhỏ hơn cả Mặt Trăng, nhưng vì sao Diêm Vương đã được gọi là hành tinh trong thời gian rất dài rồi nên nó vẫn được coi là nằm trong nhóm hành tinh.
Các nhà thiên văn học cũng đã biết quỹ đạo của sao Diêm Vương cắt quỹ đạo của sao Hải Vương, trong khi không một hành tinh nào khác lại cắt quỹ đạo của nhau. Vậy vì sao quỹ đạo của sao Diêm Vương lại khác biệt như vậy?
Trong vài năm tiếp theo đó, hàng chục rồi hàng trăm vật thể trong vành đai Kuiper được phát hiện ra và cuối cùng đến năm 2005, nhà thiên văn học tên là Mike Brown đã tìm ra tiểu hành tinh Eris. Eris cũng vẫn còn lớn hơn sao Diêm Vương.
Quyết định về các hành tinh
Hiện nay các nhà thiên văn học đang đứng trước một quyết định: Cả Eris và sao Diêm Vương đều là hành tinh chăng? Thế còn tất cả những vật thể trong vành đai Kuiper mà nhỏ hơn sao Diêm Vương một chút thì sao, chúng cũng là các hành tinh ư? Phải cần có bao nhiêu cái tên để đặt cho các hành tinh để cho mọi người nhớ được?
Vào năm 2006, các nhà thiên văn học của Liên hiệp hội Thiên văn học quốc tế đã họp lại và bỏ phiếu quyết định có tiếp tục gọi sao Diêm Vương là hành tinh thứ chín nữa không. Nhiều nhà thiên văn học rất yêu thích sao Diêm Vương thì cho rằng sao Diêm Vương là một “cậu em nhỏ” trong Hệ Mặt trời của chúng ta và miễn cưỡng phải loại sao Diêm Vương ra khỏi “câu lạc bộ hành tinh”. Nhưng nhiều nhà thiên văn học khác thì cho rằng chúng ta đã mắc lỗi khi gọi sao Diêm Vương là hành tinh, mà lẽ ra ngay từ đầu phải gọi nó là một vật thể trong vành đai Kuiper.
Và họ đã đi đến một ý kiến thống nhất.
Sao Diêm Vương không còn là một hành tinh nữa, thay vào đó nó được xếp vào một loại vật thể mới được đặt tên, đó là “các hành tinh lùn”.
Hành tinh lùn
Các hành tinh lùn có kích thước đủ lớn để trọng lượng của chúng kéo chúng thành hình cầu giống như một hành tinh, như vậy chúng không còn ở hình dáng kì quặc như củ khoai tây chẳng hạn, như nhiều tiểu hành tinh nhỏ. Cũng có khi có những vật thể kích thước tương đương như vậy bay qua quỹ đạo của các hành tinh lùn, trong khi không có tình trạng như vậy đối với các hành tinh vì hành tinh có trọng lượng đủ lớn để gạt bỏ các vật thể ở gần quỹ đạo của nó.
Có một hành tinh lùn trong vành đai các tiểu hành tinh, đó là hành tinh lùn Ceres và một số tiểu hành tinh được biết đến trong vành đai Kuiper, như là sao Diêm Vương chẳng hạn. Và rất có thể trong tương lai các nhà thiên văn học sẽ còn phát hiện ra thêm các hành tinh lùn khác nữa.
-
Vĩnh biệt kính viễn vọng không gian Kepler
Nhà vật lí Anders Celsius, thang nhiệt giai bách phân
Vì sao sao Thủy có từ trường?(Opens in a new browser tab)
Như vậy, chúng ta có thể thấy lý do mà nhiều quyển sách gọi sao Diêm Vương là hành tinh chính là vì trong 76 năm (từ khi phát hiện ra vào năm 1930 đến khi các nhà thiên văn học biểu quyết xếp loại nó vào năm 2006) thì nó là hành tinh. Những người nào đến nay đã trên 30 tuổi thì có đến nửa cuộc đời cho rằng sao Diêm Vương là một hành tinh.
Vào năm 2015, tàu thám hiểm vũ trụ Chân Trời Mới (New Horizons) của Mỹ đã bay qua sao Diêm Vương và chụp được những bức ảnh có độ phân giải cao nhất từ trước đến nay của hành tinh lùn này. Những hình ảnh tuyệt vời này cho chúng ta thấy sao Diêm Vương là một thế giới đầy núi, băng, hố va chạm và lớp khí quyển mỏng. Nó không còn được gọi là hành tinh nữa, nhưng nó là một hành tinh lùn rất được yêu thích trong vành đai Kuiper.
nguồn: khoahoc.tv