Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11 SÓNG
Video lý thuyết sóng cơ, phương trình sóng cơ
Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Câu 1.
Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường
[A]. là phương ngang.
[B]. là phương thẳng đứng.
[C]. trùng với phương truyền sóng.
[D]. vuông góc với phương truyền sóng.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 2.
Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường
[A]. là phương ngang.
[B]. là phương thẳng đứng.
[C]. trùng với phương truyền sóng.
[D]. vuông góc với phương truyền sóng.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng.
Câu 3.
Sóng ngang truyền được trong
[A]. rắn, lòng khí
[B]. rắn và khí.
[C]. rắn và lỏng.
[D]. Chất rắn và bề mặt chất lỏng
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Sóng ngang truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng
Câu 4.
Sóng dọc truyền được trong các chất
[A]. rắn, lỏng và khí
[B]. rắn và khí.
[C]. rắn và lỏng.
[D]. lỏng và khí.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Sóng dọc truyền được trong các chất rắn, lỏng và khí
Câu 5.
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
[A]. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.
[B]. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường.
[C]. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
[D]. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động, và các phần tử vật chất chỉ dao động tại chỗ chứ không truyền đi, do đó phát biểu sai là: “Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường”
Câu 6.
Đối với sóng cơ học, tốc độ truyền sóng
[A]. phụ thuộc vào bước sóng và bản chất môi trường truyền sóng.
[B]. phụ thuộc vào bản chất môi trường truyền sóng.
[C]. phụ thuộc vào chu kỳ, bước sóng và bản chất môi trường truyền sóng.
[D]. phụ thuộc vào tần số sóng và bước sóng.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Đối với sóng cơ học, tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất môi trường truyền sóng.
Câu 7.
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 2cos(40πt − 2πx) (mm). Biên độ của sóng này là
[A]. 2 mm.
[B]. 4 mm.
[C]. π mm.
[D]. 40π mm.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
u = 2cos(40πt − 2πx) (mm) → Biên độ sóng là 2 mm.
Câu 8.
Đối với sóng cơ học, tốc độ truyền sóng
[A]. phụ thuộc vào bước sóng và bản chất môi trường truyền sóng.
[B]. phụ thuộc vào bản chất môi trường truyền sóng.
[C]. phụ thuộc vào chu kỳ, bước sóng và bản chất môi trường truyền sóng.
[D]. phụ thuộc vào tần số sóng và bước sóng.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Đối với sóng cơ học, tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất môi trường truyền sóng.
Câu 9.
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = Acos(20πt – πx), t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng
[A]. 10π Hz.
[B]. 10 Hz.
[C]. 20 Hz.
[D]. 20π Hz.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
u = Acos(20πt – πx) → $\omega =20\pi \left( ra\text{d}/s \right)=2\pi f\Rightarrow f=10\left( H\text{z} \right)$
Câu 10.
Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là
[A]. $v=\lambda f$.
[B]. $v=\dfrac{f}{\lambda }$.
[C]. $v=\dfrac{\lambda }{f}$.
[D]. $v=2\pi f\lambda $.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Hệ thức đúng là: $v=\lambda f$.
Câu 11.
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox. Phương trình dao động của phần tử tại một điểm trên phương truyền sóng là u = 4cos(20πt − π) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng bằng 60 cm/s. Bước sóng của sóng này là
[A]. 6 cm.
[B]. 5 cm.
[C]. 3 cm.
[D]. 9 cm.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
u = 4cos(20πt − π) $\to \omega =20\pi \left( ra\text{d}/s \right)=2\pi f\Rightarrow f=10\left( H\text{z} \right)$ $\Rightarrow \lambda =\dfrac{v}{f}=\dfrac{60}{10}=6\left( cm \right)$
Câu 12.
Một sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ 1 m/s và chu kì 0,5 s. Sóng cơ này có bước sóng là
[A]. 25 cm.
[B]. 100 cm.
[C]. 50 cm.
[D]. 150 cm.
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Bước sóng: $\lambda =v. T=100. 0,5=50\left( cm \right)$
Câu 13.
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox. Phương trình dao động của phần tử tại một điểm trên phương truyền sóng là u = 4cos(20πt − π) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng bằng 60 cm/s. Bước sóng của sóng này là
[A]. 6 cm.
[B]. 5 cm.
[C]. 3 cm.
[D]. 9 cm.
λ = v.T = v . 2π/ω = 6 cm
Câu 14.
Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u = acos20πt (cm) với t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 2 s, sóng này truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng
[A]. 20
[B]. 40
[C]. 10
[D]. 30
Hướng dẫn giải Bài tập sóng cơ, phương trình sóng cơ, vật lí 11
Chu kì sóng T = 0,1 s.
Vậy trong 2 s = 20T sóng truyền được quãng đường bằng 20 lần bước sóng
Câu 15.
Một sóng cơ có chu kì 1,8 s truyền trên sợi dây rất dài. Sau 4 s chuyển động truyền được 20 m dọc theo dây. Bước sóng của sóng tạo thành truyền trên dây
[A]. 9 m
[B]. 6 m
[C]. 4 m
[D]. 3 m
Tốc độ truyền sóng là v = 20: 4 = 5 m/s.
Bước sóng là λ = v. T = 9 m.
Câu 16.
Một người quan sát một chiếc phao nổi trên mặt biển , thấy nó nhô lên cao 6 lần trong 15 giây. Coi sóng biển là sóng ngang. Chu kì dao động của sóng biển là
[A]. 2,5 s
[B]. 3 s
[C]. 5 s
[D]. D.6 s
Thời gian quan sát 6 lần phao nhô lên là 5 chu kì dao động → T = 15: 5 = 3 s.
Câu 17.
Tốc độ âm trong nước là 1530 m/s, trong không khí là 340 m/s. Khi âm truyền từ không khí vào nước, bước sóng của nó
[A]. không đổi
[B]. tăng 4,5 lần
[C]. giảm 4,5 lần
[D]. giảm 1190 lần.
Khi sóng truyền từ môi trường này tới môi trường khác thì tần số không đổi, mà $f=\dfrac{v}{\lambda }$, do đó môi trường có tốc độ truyền sóng càng lớn thì bước sóng truyền được trong môi trường đó càng lớn. Vậy khi âm truyền từ không khí vào nước, bước sóng tăng 1530: 340 = 4,5 (lần).
Câu 18.
Sóng truyền trong một môi trường đàn hồi với tốc độ truyền sóng 360 m/s. Ban đầu tần số sóng là 180 Hz. Để có bước sóng là 0,5 m thì cần tăng hay giảm tần số sóng một lượng như nào (tốc độ truyền sóng không đổi) ?
[A]. Tăng thêm 420 Hz.
[B]. Tăng thêm 540 Hz.
[C]. Giảm bớt 420 Hz.
[D]. Giảm xuống còn 90Hz.
Tần số sóng $f=\dfrac{v}{\lambda }=720\text{ Hz}$→ tăng tần số lượng 720 -180 = 540 Hz.
Câu 19.
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = Acos(20πt – πx) (cm), với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng
[A]. 15 Hz.
[B]. 10 Hz.
[C]. 5 Hz.
[D]. 20 Hz
u = Acos(20πt – πx) (cm) $\to \omega =20\pi \left( ra\text{d}/s \right)=2\pi f\Rightarrow f=10\left( H\text{z} \right)$
Câu 20.
Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4πt – 0,02πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là
[A]. 100 cm/s.
[B]. 150 cm/s.
[C]. 200 cm/s.
[D]. 50 cm/s.
$\dfrac{2\pi }{\lambda }=0,02\pi \to \lambda =100\text{ c}m\to v=\lambda f=200\text{ cm/s}$.
Câu 21.
Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình $u=\cos (20t-4x)$cm (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng này trong môi trường trên bằng
[A]. 5 m/s.
[B]. 50 cm/s.
[C]. 40 cm/s
[D]. 4 m/s.
$\dfrac{2\pi }{\lambda }=4\to \lambda =\dfrac{\pi }{2}\text{ }m\to v=\dfrac{\pi }{2}. \dfrac{10}{\pi }=5\text{ m/s}$.
Câu 22.
Cho một sóng ngang truyền trong một môi trường có phương trình sóng là\[u=8\cos 2\pi \left( \dfrac{t}{0. 1}-\dfrac{x}{2} \right)\]mm, trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng là
[A]. 20 cm/s.
[B]. 20 mm/s.
[C]. T = 20π cm/s.
[D]. 10π cm/s.
\[u=8\cos 2\pi \left( \dfrac{t}{0. 1}-\dfrac{x}{2} \right)=8\cos \left( 20\pi t-\pi x \right)\text{ mm}\]→ $\dfrac{2\pi }{\lambda }=\pi \to \lambda =2\text{ c}m\to v=2. 10=20\text{ cm/s}$
Câu 23.
Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u = 5cos(6πt – πx) (cm) (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng bằng
[A]. 6 cm/s.
[B]. 3 m/s.
[C]. 6 m/s.
[D]. $\dfrac{1}{3}$ m/s.
u = 5cos(6πt – πx) (cm) → $\dfrac{2\pi }{\lambda }=\pi \to \lambda =2\text{ c}m\to v=2. 3=6\text{ m/s}$
Câu 24.
Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u = 5cos(6πt – πx) (cm) (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Tốc độ cực đại các phần tử môi trường có sóng truyền qua là
[A]. 6 m/s.
[B]. 60π m/s.
[C]. 30π cm/s.
[D]. 30π m/s.
vmax = ωA = 30π cm/s.
Câu 25.
Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình $u=A\cos \left( 2\pi ft-\dfrac{2\pi x}{\lambda } \right)$cm. Tốc độ dao động cực đại của các phần tử môi trường lớn gấp 4 lần tốc độ truyền sóng khi
[A]. 8λ = πA.
[B]. 2λ = πA.
[C]. 6λ = πA.
[D]. 4λ = πA.
vmax = ωA = 2πfA cm/s; v = λ. f. vmax = 4v → 2λ = πA.
Câu 26.
Một sóng cơ lan truyền theo phương Ox có phương trình \[u=5\cos (20t+5x)\](trong đó u và x tính bằng cm còn t tính bằng s). Khi nói về sóng này, phát biểu nào dưới đây không đúng?
[A]. Sóng này truyền theo chiều dương trục Ox.
[B]. Tốc độ sóng bằng 4 cm/s.
[C]. Biên độ của sóng là 5 cm.
[D]. Tốc độ cực đại của phần tử môi trường là 100 cm/s.
Dấu trước tích chứa thừa số tọa độ x là (+) nên sóng truyền theo chiều âm trục Ox.
Câu 27.
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 5cos(8πt – 0,04πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 3 s, ở điểm có x = 25 cm, phần tử sóng có li độ là
[A]. 5,0 cm.
[B]. –5,0 cm.
[C]. 2,5 cm.
[D]. –2,5 cm.
Điểm có tọa độ x = 25 cm có phương trình li độ dao động là: u = 5cos(8πt – 0,04π. 25) = 5cos(8πt – π) cm. Tại t = 3 s, pha dao động phần tử này là ${{\phi }_{3s}}=8\pi . 3-\pi =25\pi \equiv -\pi \to u=-5\text{ cm}$(hoặc ấn máy tính trực tiếp).
Câu 28.
Một sóng ngang có phương trình sóng là \[u=5\cos \pi \left( \dfrac{t}{0. 1}-\dfrac{x}{2} \right)\]mm. Trong đó x tính bằng cm, t tính bằng s. Vị trí của phần tử sóng M cách gốc toạ độ 3 m ở thời điểm t = 2 s là
[A]. 5 mm
[B]. 0
[C]. 5 cm
[D]. 2. 5 cm
\[u=5\cos \pi \left( \dfrac{t}{0. 1}-\dfrac{x}{2} \right)=5\cos \left( 10\pi t-\dfrac{\pi x}{2} \right)\]mm.
Lưu ý x phải tính bằng cm.
Điểm có tọa độ x = 3 m = 300 cm có phương trình li độ dao động là: \[u=5\cos \left( 10\pi t-\dfrac{\pi . 300}{2} \right)=5\cos \left( 10\pi t \right)\]mm.
Tại t = 2 s, pha dao động phần tử này là ${{\phi }_{2s}}=20\pi \equiv 0\to u=5\text{ mm}$ (hoặc ấn máy tính trực tiếp).
Câu 29.
Hình dạng sóng truyền theo chiều dương trục Ox tại một thời điểm có dạng như hình vẽ, ngay sau thời điểm này chiều chuyển động các điểm là
[A]. B, C và E đi xuống còn A và D đi lên.
[B]. A, B và E đi xuống còn C và D đi lên.
[C]. A và D đi xuống còn B, C và E đi lên
[D]. C và D đi xuống còn A, B và E đi lên.
Câu 30.
Một sóng hình sin truyền theo phương ngang đang có hình dạng tại một thời điểm có dạng như hình vẽ. Tần số sóng này là 10 Hz, khoảng cách AC đo được là 40 cm. Sóng này
[A]. truyền từ trái qua phải với tốc độ 2 m/s.
[B]. truyền từ phải qua trái với tốc độ 8 m/s.
[C]. truyền từ trái qua phải với tốc độ 8 m/s.
[D]. truyền từ phải qua trái với tốc độ 2 m/s.
Câu 31.
Sóng truyền theo chiều phương ngang đang có dạng như hình vẽ. A đang đi xuống. Phát biểu nào là đúng
[A]. Sóng truyền từ trái sang phải và B đang đi lên.
[B]. Sóng truyền từ trái sang phải và B đang đi xuống.
[C]. Sóng truyền từ phải qua trái và B đang đi lên.
[D]. Sóng truyền từ phải qua trái và B đang đi xuống.
bài tập có tính khái quát lý thuyết cao , hay !