Bí mật “dị thường” của Mặt Trăng

Các nhà khoa học trước đó hầu hết đều nghi vấn rằng, Mặt Trăng được hình thành nên do sự va chạm mạnh mẽ giữa Trái Đất với một hành tinh lớn như sao Hỏa vào khoảng 4,5 tỷ năm về trước.

Tuy nhiên, bí ẩn về những gì tồn tại trong quá trình “trăng non” (thời kỳ đầu hình thành) như thế nào càng khiến các nhà nghiên cứu mải miết kiếm tìm hơn.

Theo các nhà khoa học, mô hình bầu khí quyển của Mặt Trăng thuở “hồng hoang” có những điều kiện khác xa so với hiện nay. Cụ thể, bề mặt Mặt Trăng đã có những thay đổi lớn như hình thành “biển magma Mặt Trăng” trong điều kiện bầu khí quyển bay hơi, tác động của sóng siêu âm và loạt kim loại nặng.

Mặt Trăng thời kỳ đầu có nhiều sự khác biệt.
Mặt Trăng thời kỳ đầu có nhiều sự khác biệt. (Ảnh: NASA).

Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA, nghiên cứu mới cho thấy mô hình đầu tiên của bầu khí quyển trên Mặt Trăng trong thời kỳ hình thành.

Trong mô hình mô phỏng thử nghiệm, đại đương dày đặc magma bao phủ Mặt Trăng. Sau khi được sinh ra, bề mặt của Mặt Trăng bị xói mòn, trở nên lồi lõm do tác động mạnh mẽ của Mặt Trời.

Trong thời gian này, biển magma trên Mặt Trăng bắt đầu trở nên nguội lạnh.

Ở mỗi bề mặt của Mặt Trăng, mô hình cho thấy điều kiện và đặc điểm khác nhau. Mặt Trăng thời kỳ đầu có bầu khí quyển có thể là do các phân tử bay hơi chẳng hạn như Natri. Tuy nhiên nó có vẻ rất khác với mặt đối diện của Mặt Trăng.

Ở mặt gần Trái Đất nhất, bầu khí quyển giống như bốc hơi do sự phóng xạ của hành tinh.

Theo các nhà nghiên cứu, sự khác biệt về nhiệt độ sẽ tạo ra những cơn gió siêu âm mạnh làm rung động các cơn sóng trên biển dày đặc magma của Mặt Trăng.

Sự tồn tại của bầu khí quyển này có lẽ đã làm ảnh hưởng tới việc phân bổ một số chất dễ bay hơi và tạo ra sự bất đối xứng về nhiệt độ, dẫn đến việc thay đổi dòng chảy và làm lạnh đại dương.

Những tác nhân này khiến cho bề mặt của Mặt Trăng bị chiếu xạ mạnh. Khi Mặt Trăng được làm mát, mô hình cho thấy các lớp đất đá bị đẩy lên bề mặt cho đến khi chúng tạo thành lớp vỏ địa hình “lồi lõm”.

Bề mặt Mặt Trăng trở nên lồi lõm.
Bề mặt Mặt Trăng trở nên lồi lõm. (Ảnh: Getty Images).

\

Theo thời gian, khi Mặt Trăng nguội lạnh, sự bốc hơi từ các đại dương bắt đầu dừng lại, bầu khí quyển dần biến mất và cuối cùng biển magma trở nên đông lại với những thành phần khoáng chất khác nhau.

Các nhà nghiên cứu cho hay, quá trình này sẽ để lại những dấu vết nhất định như nồng độ natri cao hơn trong các tảng đá được tìm thấy giữa ranh giới hai bên của Mặt Trăng.

Những tảng đá này không những có thể đưa ra đầu mối về sự hình thành Mặt Trăng mà còn giúp các nhà nghiên cứu xác định mô hình và làm sáng tỏ bầu khí quyển “xa xôi”.

Prabal Saxena, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA cho biết, với khoảng cách gần Trái Đất và phát sáng như một ngôi sao, bí ẩn về thời kỳ đầu của Mặt Trăng có thể là chìa khóa giúp chúng ta tìm hiểu cơ chế vật lí của các ngoại hành tinh khác.

Việc phân tích và nghiên cứu những mẫu đá từ Mặt Trăng có thể giúp các nhà khoa học đưa ra ước đoán mới về thời điểm Mặt Trăng được hình thành, cũng như những biến động “dữ dội” diễn ra trên hành tinh này thuở xa xưa.

nguồn: khoahoc.tv

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top