Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, vật lí lớp 11

Số Bội giác của dụng cụ quang học

Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, vật lí lớp 11 11

Số bội giác là đại lượng đặc trưng cho các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, được xác định bằng thương số giữa góc trông ảnh qua dụng cụ quang học và góc trông trực tiếp vật

\[G = \dfrac{\tan\alpha }{\tan\alpha_{o} }\]

Kính lúp, cấu tạo, công dụng của kính lúp

  • Kính lúp: là dụng cụ quang họcbổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hay một hệ ghép tương đương với một thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ
Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, vật lí lớp 11 13
Sự tạo ảnh qua kính Lúp. Muốn quan sát các vật qua kính lúp thì đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp. Ảnh quan sát được là ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật

Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực (điểm cực viễn)

\[G_{\infty } = \dfrac{OC_{c}}{f}=\dfrac{Đ}{f}\]

Trong đó

  •     Đ=$OC_{c}$: khoảng cách từ quang tâm của thấu kính mắt đến điểm cực cận của mắt
  •     f: tiêu cự thấu kính hội tụ của kính lúp (m)
  • Trong quá trình sản xuất, trên kính lúp thường ghi các giá trị 3x; 5x; 10x → G = 3; 5; 10

Kính hiển vi, công dụng, cấu tạo của kính hiển vi:

Là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ, kính hiển đơn giản có cấu tạo gồm hai thấu kính hội tụ đặt đồng trục. Thấu kính gần mắt được gọi là thị kính (tiêu cự lớn), thấu kính đặt gần vật quan sát (tiêu cự nhỏ) được gọi là vật kính. Khoảng cách từ tiêu cự của thị kính đến tiêu cự của vật kính được gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.

Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, vật lí lớp 11 15
Cách quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi

Số bộ giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực:

\[G_{\infty }=|k_{1}|G_{2}=\dfrac{\delta Đ}{f_{1}f_{2}}\]

Trong đó:

  •     G: số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực
  •     k1: số phóng đại của vật kính L1
  •     G2: số bộ giác của thị kính L2
  •     δ: độ dài quang học
  •     f1: tiêu cự của vật kính L1
  •     f2: tiêu cự của thị kính L2
  •     $Đ = OC_{c}$ khoảng nhìn rõ gần nhất của mắt

Kính thiên văn, công dụng, cấu tạo kính thiên văn

Là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật ở rất xa, kính thiên văn đơn giản có cấu tạo gồm hai thấu kính hội tụ đặt đồng trục có tiêu cự đặt trùng nhau. Thấu kính gần mắt được gọi là thị kính (tiêu cự nhỏ), thấu kính đặt gần vật quan sát (tiêu cự lớn) được gọi là vật kính của kính thiên văn.

Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, vật lí lớp 11 17
Cách quan sát vật ở xa qua kính thiên văn

Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực

\[G_{\infty }=\dfrac{f_{1}}{f_{2}}\]

trong đó:

  •     $G_{∞}$: số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính.
  •     f1: tiêu cự của vật kính
  •     f2: tiêu cự của thị kính

+1
20
+1
5
+1
2
+1
5
+1
2

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top