Định nghĩa lại khái niệm 1 kilogam

Để đo đại lượng vật lí của một vật ta thường so sánh nó với một vật được chọn làm chuẩn. Trong trường hợp khối lượng cục đo lường quôc tế viết tắt là SI (tiếng Pháp: Système International d’unités) lựa chọn 1kg chuẩn là là một khối rắn làm từ 90% platinum và 10% iridi. Kilogram là đại lượng duy nhất vẫn được tính bằng một vật thể thực tế.

Định nghĩa lại khái niệm 1 kilogam 9
Nguyên mẫu Kilogram Quốc tế – International Prototype Kilogram (IPK) hay “Le Grand K” theo tiếng Pháp

Ta có 7 đơn vị đo lường vật lí cơ bản: thời gian (s); chiều dài (m); hằng số Avôgadro; đơn vị đo cường độ dòng điện, nhiệt độ tuyệt đối Kelvin, khối lượng nguyên tử mol, thông số nguồn sáng Candela, khối lượng kilogam. Trong đó Tốc độ ánh sáng định nghĩa một Mét, một tick của đồng hồ nguyên tử xezi định nghĩa một Giây, hằng số Avogadro định nghĩa một Mole, cường độ ánh sáng định nghĩa một Candela, hằng số Boltzmann định nghĩa một Kelvin, điện tích cơ bản định nghĩa một Ampere.

Việc định nghĩa 1kilogam thông qua một khối rắn cụ thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới phép đo lường các đại lượng vật lí liên quan đến khối lượng vì độ chính xác sẽ không cao do hiện tượng nở vì nhiệt của khối rắn hay các hiện tượng vật lí khác tác động từ bên ngoài làm tăng sai số của phép đo.

Chính vì vậy sau 130 năm kể từ ngày nó xuất hiện và trở thành quy chuẩn đo lường của nhân loại, khái niệm “một kilogram” sẽ chuẩn bị về hưu. Đây không phải dấu chấm hết của “một kilogram”, chỉ có bản chất của kilogram thay đổi. “Một kilogram” sẽ trở nên chính xác hơn trước đây.

Ý tưởng nằm sau sự thay đổi này, là có mọi đơn vị đo lường dựa trên các hằng số vật lí, chúng ổn định và sẽ không thay đổi trong tương lai, cho phép ta đo đạc tại bất kì địa điểm nào“, giám đốc Cục Cân nặng và Đo lường (BIPM), Terry Quinn nói với ScienceAlert.

Các nhà khoa học đề xuất: xác định khái niệm “một kilogram” bằng hằng số Planck.
Định nghĩa lại khái niệm 1 kilogam 11

Định nghĩa lại khái niệm 1 kilogam 13
Max Planck, người luận ra hằng số Planck năm 1900.

Đến giờ, ta mới có thể xác định được kilogram bằng một hằng số toán học – hằng số Planck, với tốc độ ánh sáng và tần số tick của hạt nguyên tử xezi“, giáo sư Quinn giải thích. “Tại sao lại cần cả ba ư? Bởi hằng số Planck là kgm2s-1, nên ta phải cần xác định khái niệm mét đo bằng tốc độ ánh sáng, và khái niệm giây được đo bằng tần số tick của xezi“.

Ngày 16/11/2018 khái niệm 1kilogam mới sẽ được chính thức thông qua, mở ra một kỉ nguyên đo lường khối lượng chính xác hơn trong vật lí học.

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top