Giả thiết mới về ý thức của con người dưới góc nhìn của khoa học lượng tử và khoa học thần kinh

Kết hợp vật lí lượng tử và khoa học thần kinh, một lý thuyết mới đưa ra lý giải rằng: trường ý thức của mỗi người tồn tại trong một không gian khác và có một số biểu hiện rất giống các lỗ đen.

Giả thiết mới về ý thức của con người dưới góc nhìn của khoa học lượng tử và khoa học thần kinh 17
(ảnh: Insspirito)

Mối quan hệ giữa ý thức và não bộ từ lâu luôn là một bí ẩn lớn mà nếu hiểu rõ, chúng ta mới biết thêm về sự tồn tại của bản thân – các thực thể có tri giác.

Một số người cho rằng ý thức là một chức năng của bộ não – do các tế bào thần kinh phóng điện mà tạo ra. Nhưng một số khác cho rằng ý thức độc lập hoặc ít nhất tách biệt ở mức độ nào đó với não bộ, và họ đang nỗ lực để nghiên cứu theo phương diện này.

Một bài viết trên tạp chí NeuroQuantology tháng 9/2017 đã áp dụng khoa học thần kinh và vật lí lượng tử để đánh giá và mở rộng các lý thuyết hiện tại và khám phá mối quan hệ cơ bản giữa tư tưởng và não bộ.

Giả thiết mới về ý thức của con người dưới góc nhìn của khoa học lượng tử và khoa học thần kinh 19
Tiến sĩ Dirk Meijer (ảnh do tác giả cung cấp)

Tiến sĩ Dirk K.F. Meijer của Đại học Groningen ở Hà Lan, đưa ra giả thuyết rằng ý thức nằm trong một trường xung quanh não bộ. Trường này nằm trong một không gian khác. Nó trao đổi thông tin với não thông qua rối lượng tử (quantum entanglement) và 1 số cách khác. Và nó có một số điểm tương đồng với lỗ đen.

Trường này có thể thu thập thông tin từ từ trường của Trái Đất, năng lượng tối và các nguồn khác. Sau đó, “nó truyền thông tin sóng vào mô não… là công cụ xử lý thông tin ý thức và tiềm thức tốc độ cao,” tiến sĩ Meijer viết.

Nói cách khác, “ý thức” là một trường tồn tại xung quanh não; nó lấy thông tin từ bên ngoài và truyền tới não cực nhanh.

Dirk cho rằng trường này có thể “có cấu trúc toàn ảnh” (holographic), một “không gian tinh thần thu nhận thông tin,” một “miền siêu nhận thức,” và là một “không gian bộ nhớ toàn cầu của mỗi cá nhân”.

Nuyên lý lượng tử có thể giải thích về cách ý thức xử lý thông tin

Giả thiết mới về ý thức của con người dưới góc nhìn của khoa học lượng tử và khoa học thần kinh 21
(ảnh: HypnoArt)

Nếu “ý thức” hoặc trường ý thức có thể tương tác với não theo cách này, chúng ta có thể tiến tới giải thích rõ hơn về tốc độ siêu nhanh của các quá trình ý thức.

Meijer cũng sử dụng tính chất  sóng-hạt của vật chất trong vật lí lượng tử để giải thích mối quan hệ giữa trường ý thức và não bộ. Về cơ bản nguyên lý này cho rằng các electron và photon tồn tại ở dạng sóng, nhưng cũng có thể hành xử như các hạt. Nói cách khác, chúng là cả sóng và hạt.

Tương tự như vậy, Meijer nói rằng trường ý thức vừa là phi-vật-chất, nhưng đồng thời cũng là bộ phận vật lí của não bộ: “Không gian tinh thần này được xem là phi-vật-chất, nhưng đối với bộ não của mỗi cá nhân, nó lại có quan hệ tương tự lưỡng tính sóng-hạt như trong vật lí lượng tử: nó trực tiếp phụ thuộc vào sinh lý não nhưng không chỉ là các vấn đề sinh lý não.”

Theo Meijer, ý thức và não bộ được kết nối. Chúng thống nhất nhưng vẫn riêng biệt. Nghịch lý hiển nhiên này là đặc trưng của vật lí lượng tử.

Khả năng xử lý cực nhanh của não bộ: cơ chế vẫn chưa được lý giải

Giả thiết mới về ý thức của con người dưới góc nhìn của khoa học lượng tử và khoa học thần kinh 23
(Ảnh: Geralt)

Có một câu hỏi chưa được giải quyết trong khoa học thần kinh, gọi là “vấn đề liên kết” (binding problem). Các bộ phận khác nhau của não có trách nhiệm xử lý những thứ khác nhau: một số bộ phận xử lý màu sắc, một số xử lý âm thanh… Nhưng bằng cách nào đó, tất cả đều kết hợp lại thành một nhận thức thống nhất, hay còn gọi là ý thức.

Thông tin kết hợp và tương tác trong não bộ nhanh hơn nhiều so với hiểu biết hiện tại của chúng ta về truyền dẫn thần kinh trong não. Do đó, dường như ý thức không chỉ là việc phóng điện của các nơ-ron thần kinh.

Các nhà thần kinh học vẫn đang tìm kiếm cơ chế cho việc “liên kết” xử lý thông tin giữa các thành phần khác nhau trong não bộ. Meijer đã sử dụng sự cộng hưởng sóng lượng tử để lý giải vấn đề này.

Điều này có nghĩa là, thay vì các tín hiệu được gửi giữa các nơ-ron trong não, một mẫu hình sóng (wave pattern) bao gồm tất cả các nơ-ron, cũng như trường ý thức, sẽ thực hiện việc truyền thông tin đồng thời.

Hãy hình dung một sóng rung động đi lên và xuống theo một mẫu hình nhất quán và chạy xuyên suốt não bộ và ngay cả bên ngoài não bộ. Mẫu hình đó truyền đạt thông tin mà các thụ thể rung động trong não có thể hiểu được. Tất cả điều này xảy ra trong một chiều không gian và ở mức độ vi mô mà khoa học hiện nay vẫn chưa thể đo được, tuy nhiên có thể suy ra thông qua mô hình vật lí và toán học.

Các hiện tượng vật lí lượng tử này cho phép các quá trình diễn ra cực nhanh, mà vật lí cổ điển không thể giải thích được.

Ý thức có thể tồn tại ở một không gian khác.

Giả thiết mới về ý thức của con người dưới góc nhìn của khoa học lượng tử và khoa học thần kinh 25
(ảnh: HypnoArt)

Meijer đưa ra giả thuyết rằng trường ý thức nằm trong một không gian khác: “Việc chúng ta không thể trực tiếp nhận thức được dạng thông tin này là vì, theo truyền thống, nó được cho là nằm trong một trường không gian thứ tư ẩn… không thể quan sát trong thế giới 3 chiều của chúng ta, nhưng có thể biểu diễn bằng toán học.”

Ông nói rõ rằng không gian không gian thứ tư này không phải là thời gian (thời gian thường được mô tả là “chiều không gian thứ tư”). Thay vào đó, đây là một khái niệm thời gian-không gian bao gồm bốn chiều không gian, cộng với thời gian (“cấu trúc không gian-thời gian 4+1”).

Ông trích dẫn các nghiên cứu, theo đó khái niệm về các chiều không gian có thể hòa giải sự khác biệt giữa vật lí truyền thống và vật lí lượng tử, vốn làm đau đầu các nhà khoa học hiện nay.

Ý thức có thể tồn tại trong không gian thứ tư.

Ý thức có thể giống như một lỗ đen

Giả thiết mới về ý thức của con người dưới góc nhìn của khoa học lượng tử và khoa học thần kinh 27
(ảnh: Imonedesign)

Meijer hình dung một loại màn hình hoặc ranh giới nào đó giữa thế giới bên ngoài và trường ý thức của mỗi cá nhân. Ông so sánh ranh giới này với chân trời sự kiện (event horizon) của một hố đen.

Chân trời sự kiện của hố đen là biên phía trong của không-thời gian gần một điểm kỳ dị, tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn này kể cả các sóng điện từ (bao gồm ánh sáng) đều không thể vượt ra ngoài.

Meijer đã viết: “Giả thiết rằng thông tin rơi vào hố đen từ bên ngoài không biến mất, mà… được chiếu trên màn hình bên ngoài của nó, được gọi là ‘chân trời sự kiện’”.

“Ý thức là một điều kiện biên giữa một điểm dị thường (hố đen) và không gian trong não.” Chân trời sự kiện phân tách giữa “một mô hình ý thức về thực tại để sử dụng nội bộ cho mỗi cá nhân” và tất cả những gì tồn tại bên ngoài nó. Tuy nhiên nó được kết nối với một “ma trận thông tin vũ trụ.”

Meijer đã miêu tả qua email rằng “ranh giới toàn ảnh động” (dynamic holographic boundary) này thu thập thông tin từ bên trong não cũng như từ “các trường thông tin vĩnh viễn bao quanh não.” Ông nói: “Theo cách này, nó hoàn toàn liên kết với một ma trận thông tin vũ trụ.”

Cấu trúc của trường ý thức có thể là hình xuyến (torus)

Giả thiết mới về ý thức của con người dưới góc nhìn của khoa học lượng tử và khoa học thần kinh 29
Một hình xuyến (Public domain) Ảnh nền: (Felix Mittermeier)

Hình xuyến rất phù hợp với tính chất và chức năng mà Meijer mô tả về trường ý thức.

Meijer đưa ra nhiều lý do và lý thuyết vật lí để lựa chọn hình dạng này cho trường ý thức giả thuyết. Một lý do là lý thuyết về hoạt động điện trong các dao động của não.

Giả thiết mới về ý thức của con người dưới góc nhìn của khoa học lượng tử và khoa học thần kinh 31
Cấu trúc hình xuyến chồng nhau do tiến sĩ Dirk Meijer đề xuất, mô tả cách trường ý thức liên kết với não. (ảnh: Tiến sĩ Dirk Meijer)

Những dao động này được so sánh với các đặc tính cực nhỏ của vũ trụ, chẳng hạn như Lý thuyết dây. Meijer miêu tả đây là “các chuyển động của hình xuyến đa không gian.”

Cấu trúc hình xuyến được tìm thấy trong vật lí từ mức vi mô đến vĩ mô, trong các hố đen và cả tổng thể vũ trụ. Nó có thể tích hợp thông tin vào ý thức và não bộ một cách liên tục.

Triết lý về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất.

Meijer đã viết: “Nghiên cứu của chúng tôi có thể trực tiếp giúp trả lời cho câu hỏi nổi tiếng của [nhà nghiên cứu nhận thức và triết gia David] Chalmers…: vì sao điều phi-vật-chất như kinh nghiệm chủ quan và ý thức về bản thân lại phát sinh từ một bộ não vật chất?”

Khả năng trường ý thức thu thập thông tin từ các trường khác, như Meijer đã mô tả, cũng có thể giải thích một số hiện tượng siêu thường như ngoại cảm.

Theo quan điểm của ông, “ý thức có thể được coi là khối xây dựng cơ bản nhất của tự nhiên và do đó nó hiện diện ở tất cả các cấp độ của thực tại”.

Nhờ sự xuất hiện của vật lí lượng tử, các nhà khoa học đã tìm tòi dùng nó để giải thích ý thức. Nghiên cứu của Meijer cũng tương tự.

Giống như Meijer, nhà vật lí Penrose và bác sĩ gây mê Hameroff cũng cho rằng “có một mối liên hệ giữa các quá trình phân tử sinh học của não và cấu trúc cơ bản của vũ trụ”. Họ cũng kêu gọi giới khoa học hãy thay đổi quan niệm cố hữu bấy lâu nay.

Hameroff cho biết trong một cuộc phỏng vấn với trang blog Singularity:

“Hầu hết các nhà khoa học không thể giải thích được ý thức trong não bộ, vì vậy họ không thể phủ nhận rằng ý thức có thể nằm bên ngoài bộ não.”

Theo Tara MacIsaac/ET

nguồn: trithucvn.net

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top