Hiện tượng tán sắc ánh sáng

1/ Hiện tượng tán sắc ánh sáng là gì?

Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng phân tách một chùm ánh sáng phực tạp thành các chùm sáng đơn sắc.

Cho ánh sáng mặt trời đi qua lăng kính bạn có thể thấy chùm sáng mặt trời sau khi đi qua lăng kính bị phân tách thành một chùm sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.

Hiện tượng tán sắc ánh sáng 3
Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm vật lí trên được gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. Thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng được Newton thực hiện lần đầu tiên năm 1969.

Từ các thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng Newton rút ra được kết luận

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một mầu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

Tán sắc ánh sáng là hiện tượng phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.

2/ Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng:

Ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt trời, ánh sáng đèn điện dây tóc …) là tập hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Chiết suất của thủy tinh (chiết suất của lăng kính) đối với các ánh sáng đơn sắc có màu sắc khác nhau thì khác nhau. Chiết suất có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và tăng dần khi chuyển sang màu da cam, vàng, lục, lam, chàm và có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng tím. Đặc điểm này chung cho mọi chất trong suốt (rắn, lỏng, khí).

Góc lệch của tia sáng qua lăng kính tăng theo chiết suất nên các chùm tia sáng có màu sắc khác nhau khi đi qua lăng kính sẽ có các góc lệch khác nhau => tia ló ra khỏi lăng kính không trùng nhau nữa => chùm sáng bị phân tách thành một dải mầu rộng gồm nhiều tia đơn sắc.

 

+1
11
+1
2
+1
0
+1
1
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top