Năm 1665, một đợt dịch hạch vô cùng nguy hiểm đã bùng nổ tại London, Anh. Nhà bác học Newton bấy giờ cũng phải cách ly tại nhà để phòng lây nhiễm. Thế nhưng, cách ông tận dụng khoảng thời gian này đã khiến người khác không khỏi nể phục. Năm đó, Newton mới chỉ 20 tuổi và đang là sinh viên tại Trinity College, Cambridge. Dịch hạch hoành hành khắp London, cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Đáng sợ hơn, với điều kiện khoa học bấy giờ, người ta không thể biết nguyên nhân của đại dịch này là gì. Thế nhưng, đối mặt với kẻ thù vô hình, người dân Anh đã tự biết thực hành một số quy tắc phòng dịch cơ bản. Người dân hạn chế ra đường để tránh lây bệnh, không tụ tập đông người, đồng thời tăng cường vệ sinh cá nhân. Trường học của Newton cũng cho sinh viên nghỉ học. Các giáo sư và giảng viên cũng không lên lớp. Kinh tế và đời sống toàn London gần như đình trệ. Tuy nhiên, đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton. Không có giáo sư hướng dẫn, Newton lại càng phát triển bản thân mạnh mẽ hơn. Đầu tiên, ông hoàn thiện các vấn đề toán học đang nghiên cứu dở dang tại trường. Tiếp theo, Newton đã đi xin được một thấu kính và bắt đầu làm thí nghiệm ngay trong phòng ngủ. Ông khoét một cái lỗ trên cửa chớp, cho ánh sáng chiếu qua để bắt lấy chùm tia nhỏ nhất có thể (thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng). Chính từ đó, Newton bắt đầu xây dựng cho bản thân các tiên đề đầu tiên về quang hình học. Ở Luân Đôn, một phần tư dân số sẽ chết vì bệnh dịch hạch từ năm 1665 đến năm 1666. Đây là một trong những vụ dịch lớn cuối cùng trong 400 năm (kể từ năm 1346 khi dịch hạch bắt đầu xâm nhập) mà Cái chết đen tàn phá châu Âu. Năm 1667, Newton trở lại Cambridge với vốn kiến thức phong phú trong tay. Chỉ trong vòng 6 tháng, ông đã vượt xa bạn bè đồng trang lứa và chỉ mất hai năm sau để trở thành giáo sư. Tất cả các thành tựu này ông đạt được là nhờ vào khoảng thời gian tự học khi giam mình trong phòng vì dịch bệnh. Vì vậy, nếu phải học tập và làm việc tại nhà trong vài tuần tới, hãy nhớ đến ví dụ về nhà bác học Newton. Biết đâu, một năm sau khi dịch kết thúc, bạn lại có bước thăng tiến thần kỳ trong học tập và công việc. Tán sắc ánh sáng là kiến thức được giảng dạy ở chương trình lớp 12 vật lí phổ thông Trường Giang(Theo Washington Post) nguồn: vietnamnet link gốc: https://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/nha-bac-hoc-newton-lam-gi-khi-bi-cach-ly-vi-dai-dich-624200.html
Nghỉ do dịch bệnh, Newton ở nhà làm cho học sinh lớp 12 đau khổ
+1
+1
+1
+1
+1