Phương trình lượng giác cơ bản
a) Phương trình\(\sin x = m\).
+) Nếu \(\left| m \right| > 1\) thì phương trình vô nghiệm.
+) Nếu \(\left| m \right| \le 1\) thì phương trình \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \arcsin m + k2\pi \\x = \pi – \arcsin m + k2\pi \end{array} \right.\)
Đặc biệt: \(\sin x = \sin \alpha \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \alpha + k2\pi \\x = \pi – \alpha + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)
b) Phương trình\(\cos x = m\).
+) Nếu \(\left| m \right| > 1\) thì phương trình vô nghiệm.
+) Nếu \(\left| m \right| \le 1\) thì phương trình \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \arccos m + k2\pi \\x = – \arccos m + k2\pi \end{array} \right.\)
Đặc biệt: \(\cos x = \cos \alpha \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \alpha + k2\pi \\x = – \alpha + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)
c) Phương trình\(\tan x = m\).
Phương trình luôn có nghiệm \(x = \arctan m + k\pi \).
Đặc biệt: \(\tan x = \tan \alpha \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)
d) Phương trình\(\cot x = m\).
Phương trình luôn có nghiệm \(x = {\mathop{\rm arccot}\nolimits} m + k\pi \).
Đặc biệt: \(\cot x = \cot \alpha \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)
e) Các trường hợp đặc biệt
\( + )\sin x = 0 \Leftrightarrow x = k\pi ;\) \(\cos x = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \)
\( + )\sin x = – 1 \Leftrightarrow x = – \dfrac{\pi }{2} + k2\pi ;\) \(\cos x = – 1 \Leftrightarrow x = \pi + k2\pi \)
\( + )\sin x = 1 \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi ;\) \(\cos x = 1 \Leftrightarrow x = k2\pi \)
2.Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác
– Phương trình \(at + b = 0\left( {a,b \in R,a \ne 0} \right)\) với \(t = \sin x\left( {\cos x,\tan x,\cot x} \right)\) là phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác \(\sin ,\cos ,\tan ,\cot \).
– Cách giải: Biến đổi \(at + b = 0 \Leftrightarrow t = – \dfrac{b}{a}\) và giải phương trình lượng giác cơ bản.
3.Một số chú ý khi giải phương trình
– Khi giải phương trình lượng giác có chứa \(\tan ,\cot \), chứa ẩn ở mẫu, căn bậc chẵn,…thì cần đặt điều kiện cho ẩn.
– Khi giải xong phương trình thì cần chú ý thử lại đáp án, kiểm tra điều kiện.