Siêu trăng và 7 sự thật kỳ lạ có thể bạn chưa biết

Khi Mặt trăng tròn nhất và gần nhất so với Trái đất, nó trở thành siêu trăng. Trước đây, siêu trăng bị đổ lỗi cho tất cả mọi thứ, từ việc gây ra lũ lụt đến việc khiến con người phát điên.

Những điều chưa biết về siêu trăng

  • Siêu trăng không hủy diệt Trái đất
  • Siêu trăng không làm bạn phát điên
  • Không phải tất cả siêu trăng đều giống nhau
  • Siêu trăng trong mùa đông siêu lớn
  • Siêu trăng thay đổi thủy triều nhưng không nhiều
  • Siêu trăng sẽ ngày một nhỏ hơn
  • Siêu trăng xảy ra mỗi năm

Dưới đây là 7 sự thật kỳ lạ bạn có thể chưa biết về siêu trăng.

Siêu trăng không hủy diệt Trái đất

Bất chấp tuyên bố của một số người trên thế giới, siêu trăng sẽ không hủy diệt Trái đất.

Năm 1979, khái niệm siêu trăng được nhà chiêm tinh Richard Nolle định nghĩa là một Mặt trăng non hoặc trăng tròn xuất hiện khi Mặt trăng ở tại hoặc gần (trong vòng 90%) vị trí gần nhất so với Trái đất trong một quỹ đạo nhất định (cận điểm). Trong ngắn hạn, Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời nằm trên một đường thẳng, với Mặt trăng ở vị trí gần Trái đất nhất.

Siêu trăng là hiện tượng bình thường và sẽ không làm cho quỹ đạo Trái đất bị phá hủy, NASA khẳng định.

Siêu trăng và 7 sự thật kỳ lạ có thể bạn chưa biết 33
Siêu trăng ngày 8/4/2020 trên bầu trời Scotland, Anh. (Ảnh: AFP).[/caption]

Siêu trăng không làm bạn phát điên

Đừng sợ. Siêu trăng sẽ không biến bạn thành một kẻ mất trí.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trăng tròn dưới bất kỳ hình thức nào đều không ảnh hưởng đến hành vi của con người. Trăng tròn và siêu trăng không khiến nhiều người phải nhập viện tâm thần, rối loạn tâm thần, giết người hoặc tội phạm khác.

Không phải tất cả siêu trăng đều giống nhau

Cận điểm giữa Trái đất và Mặt trăng có thể khác nhau trong bất kỳ tháng nào, mặc dù có vẻ như là Mặt trăng cách xa hành tinh trung bình khoảng 30 đường kính Trái đất.

Lực hấp dẫn của Mặt trời quyết định việc kéo Trái đất và Mặt trăng vào gần nhau hơn, gây ra sự biến đổi quỹ đạo.

Siêu trăng trong mùa đông siêu lớn

Có phải Mặt trăng trông lớn hơn vào mùa đông? Đúng thế. Trái đất gần Mặt trời nhất vào tháng 12 hàng năm, nghĩa là lực hấp dẫn của Mặt trời kéo Mặt trăng lại gần hành tinh hơn. Vì hiệu ứng này, các siêu trăng lớn nhất xảy ra vào mùa đông.

Siêu trăng thay đổi thủy triều nhưng không nhiều

Siêu trăng có thể có thể thay đổi thủy triều một chút, nhưng chắc chắn nó sẽ không gây ra thảm họa tự nhiên, các chuyên gia khẳng định. Ngày trăng tròn gây ra thủy triều cao hơn, nhưng nếu là siêu trăng thì cũng không tạo ra bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào.

Các nhà khoa học tự cho mình may mắn nếu họ có thể thấy bất kỳ sự khác biệt nào về mức thủy triều. Thông thường, siêu trăng làm cho thủy triều thay đổi ít hơn một xăngtimet, nếu có.

Siêu trăng sẽ ngày một nhỏ hơn

Siêu thị sẽ trở nên nhỏ hơn trong tương lai xa vì Mặt trăng đang dần tự đẩy ra khỏi quỹ đạo Trái đất, di chuyển xa hơn 3,8 cm so với Trái đất mỗi năm.

Các nhà khoa học nghi ngờ rằng khi mới hình thành, Mặt trăng cách Trái đất khoảng 22.530 km, nhưng bây giờ đã là 384.402 km.

Siêu trăng xảy ra mỗi năm

Trong 1 năm, siêu trăng có thể xuất hiện vài lần và có thể nhìn thấy từ cả hai bán cầu Bắc và Nam. Trong năm 2020 có 4 lần siêu trăng xuất hiện, vào các ngày 9/2, 9-10/3, 8/4 và “trăng hoa” – siêu trăng cuối cùng trong năm đã xuất hiện vào hôm qua 7/5.

Dưới đây là chùm ảnh đẹp về siêu trăng:

Chùm ảnh đẹp về siêu trăng
Ảnh: Alex Andrews

Siêu trăng và 7 sự thật kỳ lạ có thể bạn chưa biết 36
Ảnh: Pixabay

Siêu trăng và 7 sự thật kỳ lạ có thể bạn chưa biết 38
Ảnh: luizclas

Siêu trăng và 7 sự thật kỳ lạ có thể bạn chưa biết 40
Ảnh: David Besh

Siêu trăng và 7 sự thật kỳ lạ có thể bạn chưa biết 42
Ảnh: Pixabay

Siêu trăng và 7 sự thật kỳ lạ có thể bạn chưa biết 44
Ảnh: Frank Cone

Siêu trăng và 7 sự thật kỳ lạ có thể bạn chưa biết 46
Ảnh: Tom Fisk

Chùm ảnh đẹp về siêu trăng
Ảnh: Brett Sayles

nguồn: khoahoc.tv

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top