Sóng Wi-fi là gì? cách tăng cường sóng wi-fi trong nhà

Wi-Fi là viết tắt của cụm từ Wireless Fidelity có nghĩa là mạng không dây. Wi-Fi có bản chất là sóng điện từ và có tính chất của sóng vô tuyến dùng để truyền thông tin liên lạc giữa các thiết bị mà không cần phải dây nối như điện thoại bàn.

Sóng Wi-fi là gì? cách tăng cường sóng wi-fi trong nhà 11
Biểu tượng logo của mạng Wi-Fi

Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc (phát thanh, truyền hình, điện thoại …) gọi là sóng vô tuyến. Người ta chia thành các loại: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài.

Sóng Wi-fi là gì? cách tăng cường sóng wi-fi trong nhà 13

Các loại sóng vô tuyến: sóng dài, sóng trung, sóng cực ngắn bị các phân tử không khí trong khí quyển hấp thụ rất mạnh nên các sóng này không thể truyền đi xa, khoảng cách tối đa của sự truyền các sóng này là từ vài km đến vài chục km. Sóng ngắn vô tuyến cũng bị không khí hấp thụ mạnh, tuy nhiên trong một số vùng tương đối hẹp (tầng điện li), các sóng ngắn hầu như không bị hấp thụ.

Tốc độ lan truyền sóng điện từ xấp xỉ tốc độ ánh sáng truyền trong chân không vào khoảng 300 triệu m/s nên tín hiệu được truyền gần như ngay lập tức từ nguồn phát đến nơi thu nhận tín hiệu.

Một số chuẩn kết nối Wi-Fi phổ biến

Về bản chất kỹ thuật, tín hiệu Wifi hoạt động gửi và nhận dữ liệu ở tần số 2.5GHz đến 5GHz, cao hơn khá nhiều so với tần số của điện thoại di động, radio… do vậy tín hiệu Wifi có thể chứa nhiều dữ liệu nhưng lại bị hạn chế ở phạm vi truyền (tần số càng lớn thì bước sóng của nó càng nhỏ nên trong một chu kỳ sóng truyền được khoảng cách ngắn hơn)

Sóng Wifi sử dụng chuẩn kết nối 802.11 trong thư viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers), chuẩn này bao gồm 4 chuẩn nhỏ hơn là a/b/g/n. (các bạn thường thấy trên modem, router có các ký hiệu này)

  • Chuẩn 802.11b là phiên bản yếu nhất, hoạt động ở mức 2.4GHz và có thể xử lý đến 11 megabit/giây.
  • Chuẩn 802.11g nhỉnh hơn đôi chút so với chuẩn b, tuy nó cũng hoạt động ở tần số 2.4GHz nhưng nó có thể xử lý 54 megabit/giây.
  • Chuẩn 802.11a phát ở tần số cao hơn là 5GHz và tốc độ xử lý đạt 54 megabit/giây.
  • Cuối cùng là chuẩn 802.11n, nó hoạt động ở tần số 2.4GHz nhưng tốc độ xử lý lên đến 300 megabit/giây.

Nguyên tắc hoạt động của sóng Wi-Fi

Sóng Wi-fi là gì? cách tăng cường sóng wi-fi trong nhà 15

Để có được sóng Wifi thì chúng ta cần phải có bộ phát Wifi – chính là các thiết bị như modem, router. Đầu vào, tín hiệu Internet nguồn (được cung cấp bởi các đơn vị ISP như FPT, Viettel, VNPT, CMC… hiện nay). Thiết bị modem, router sẽ lấy tín hiệu Internet qua kết nối hữu tuyến rồi chuyển thành tín hiệu vô tuyến, và gửi đến các thiết bị sử dụng như điện thoại smartphone, máy tính bảng, laptop… Đây là quá trình nhận tín hiệu không dây (hay còn gọi là adapter) – chính là card wifi trên laptop, điện thoại… và chuyển hóa thành tín hiệu Internet. Và quá trình này hoàn toàn có thể thực hiện ngược lại, nghĩa là router, modem nhận tín hiệu vô tuyến từ adapter và giải mã chúng, gửi qua Internet.

Wifi cũng có một số tính năng bảo mật. Để truy cập mạng, người dùng phải có mật khẩu WPA2, hay còn gọi là WPA (số 2 đại diện cho thế hệ thứ hai của WPA). Đây chính là nơi mà bạn nhập mật khẩu để kết nối mạng Wifi. Ngoài ra còn có một tính năng bảo mật khác gọi là Advanced Encryption Standard (còn gọi là AES) được phát triển bởi chính phủ Hoa Kỳ để đảm bảo cho dữ liệu được an toàn vì nó truyền từ một thiết bị khác.

Sóng Wi-Fi có bản chất là sóng điện từ nên nó cũng có tính chất, phản xạ, khúc xạ và bị mất dần năng lượng khi truyền xuyên qua quá nhiều vật cản, vì vậy để tăng cường sóng Wi-Fi ngoài việc đảm bảo số lượng các thiết bị truy cập trong phạm vi vừa phải bạn phải đặt bộ phát Wi-Fi ở nơi ít vật cản tránh can nhiễu từ nhiều các thiết bị phát sóng điện từ khác.

tham khảo: quantrimang.com

+1
1
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top