Tại sao Mặt Trời của chúng ta không thể biến thành hố đen sau khi tắt

Mặt trời của chúng ta sẽ trở thành một hố đen không? Theo nghiên cứu mới của NASA thì điều đó là không thể được vì nó quá nhỏ.

Mặt trời cần phải to gấp 20 lần mới có thể trở thành một hố đen trong vũ trụ. Vậy Mặt trời sẽ kết thúc cuộc đời của nó như thế nào khi không còn khả năng chiếu sáng nữa?

Một ngôi sao có kích thước lớn như thế hoặc hơn thế có thể bùng nổ thành một siêu tân tinh vào cuối thời kỳ tồn tại của nó trước khi sụp đổ lên chính nó để trở thành hố đen, thực thể có lực hấp dẫn mạnh đến mức không có gì thoát ra được, kể cả ánh sáng. Một số ngôi sao có kích thước nhỏ hơn thế nhưng cũng đủ lớn để trở thành siêu tân tinh nhưng khi sụp đổ lại quá nhỏ, không có đủ lực hấp dẫn để trở thành hố đen thì chúng sẽ co lại thành một cấu trúc siêu đặc được gọi là sao neutron sau vụ nổ siêu tân tinh. Nhưng Mặt trời của chúng ta cũng không đủ lớn để có số phận là một sao neutron vì nó chỉ có một phần mười khối lượng để trở thành một sao neutron.

Trong vòng sáu tỷ năm nữa, nó kết thúc cuộc đời để trở thành sao lùn trắng
Trong vòng sáu tỷ năm nữa, nó kết thúc cuộc đời để trở thành sao lùn trắng.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với Mặt trời? Trong vòng sáu tỷ năm nữa, nó kết thúc cuộc đời để trở thành sao lùn trắng, một tàn dư nhỏ, dày đặc của một ngôi sao, phát sáng từ sức nóng còn sót lại. Quá trình này sẽ bắt đầu sau 5 tỷ năm nữa tính từ bây giờ khi mà Mặt trời cạn kiệt nhiên liệu.

Cũng giống như hầu hết các ngôi sao, trong giai đoạn chính của cuộc đời, Mặt trời tạo ra năng lượng đốt cháy các nguyên tử hydrogen trong lõi của nó, đây là phản ứng nhiệt hạch. Sau 5 tỷ năm nữa, Mặt trời bắt đầu cạn kiệt hydrogen để đốt cháy trong lõi, nó bắt đầu quá trình sụp đổ. Điều này cho phép Mặt trời bắt đầu hợp nhất các nguyên tố nặng hơn trong vùng lõi và cùng với việc đốt cháy hydrogen quanh vùng lõi.

Lúc này, nhiệt độ của Mặt trời sẽ tăng lên, các lớp ngoài của bầu khí quyển quanh Mặt trời sẽ nở rộng ra ngoài không gian, bao trùm các hành tinh chung quanh kể cả trái đất. (Điều này sẽ khiến Trái đất không thể tồn tại được sự sống mà chúng ta đã biết, mặc dù các yếu tố trong quá trình tiến hóa hành tinh đã khiến nó không thể sống được từ trước đó). Giai đoạn này, Mặt trời trở nên khổng lồ và có mầu đỏ, và nó sẽ tồn tại khoảng một tỷ năm, trước khi Mặt trời sụp đổ thành sao lùn trắng.

Những hiểu biết cơ bản về Mặt trời

Mặt trời là một ngôi sao, một quả bóng khí rất nóng ở trung tâm Hệ Mặt trời của chúng ta. Nó có ảnh hưởng vượt xa khỏi cả quỹ đạo của sao Hải Vương và Diêm vương xa xôi. Không có nguồn năng lượng của Mặt trời thì không thể có sự sống trên trái đất. Mặc dù nó rất đặc biệt với chúng ta, nhưng có đến hàng tỷ ngôi sao giống như Mặt trời nằm rải rác trong dải Ngân Hà. Nếu Mặt trời cao như cái cửa trước thông thường thì trái đất chỉ như đồng 5 xu của Mỹ. Nhiệt độ ở vùng lõi Mặt trời lên đến 27 triệu độ F (cao hơn độ C 23 đơn vị).

  • Đường kính của Mặt trời: 864 nghìn dặm (13.904.732,2 km), gấp 109 lần đường kính Trái đất.
  • Thời gian quay tại xích đạo: 27 ngày.
  • Thời gian quay tại cực: khoảng 36 ngày.
  • Nhiệt độ bề mặt: 10 nghìn độ F.
  • Thành phần: Hydrogen, Helium.

nguồn khoahoc.tv

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top