Tàu phá băng hạt nhân dài hơn 200 mét và cao ngang tòa nhà 13 tầng,

Nga sắp đóng tàu phá băng hạt nhân mới dài hơn 200 mét và cao ngang tòa nhà 13 tầng, dự kiến hạ thủy vào năm 2025.

Mô phỏng tàu Leader hoạt động trên biển.

Mang tên Leader, con tàu nằm trong dự án 10510 được cấp phép sản xuất vào ngày 23/4 khi xưởng đóng tàu Zvezda ở vùng Viễn Đông và công ty Rosatomflot thuộc Cơ quan Nguyên tử Nga ký hợp đồng qua video theo quy định hạn chế tiếp xúc để ngăn Covid-19.

Tàu Leader được lên ý tưởng thiết kế vào năm 2016 và đang trong quá trình chế tạo. Nó có công suất lớn hơn nhiều so với những tàu phá băng vận hành bằng năng lượng hạt nhân hiện nay, bao gồm dòng tàu mạnh nhất thế giới trong dự án 22220. Arktika, con tàu đầu tiên ra đời trong dự án 22220 đang hoạt động thử nghiệm và sẽ gia nhập đội tàu phá băng vào cuối năm nay, trong khi hai tàu khác cùng dòng chuẩn bị hạ thủy trong vòng hai năm tới.

Trong khi tàu Arktika có thể phá lớp băng dày 3 mét, tàu Leader có khả năng xuyên qua dải băng dày 4,3 mét và ở trên biển 8 tháng liền mà không cần cập cảng. Con tàu cũng có công suất lớn gấp đôi so với mức 60 megawatt của Arktika.

Tàu sẽ dài hơn 200 mét, gần bằng hai sân bóng đá và cao 40 mét.

Tàu sẽ dài hơn 200 mét, gần bằng hai sân bóng đá và cao 40 mét.

Kích thước của tàu Leader cũng ấn tượng không kém. Tàu sẽ dài hơn 200 mét, gần bằng hai sân bóng đá và cao 40 mét, tương đương tòa nhà 13 tầng. Cả hai dòng tàu 10510 và 22220 đều có nhiệm vụ mở đường cho tàu thông thường đi qua lớp băng trên tuyến đường biển trên Biển Bắc của Nga. Những con tàu trong hai dòng sẽ hộ tống tàu chở nhiên liệu hóa thạch từ mỏ quặng ở Bắc Cực tới châu Á – Thái Bình Dương.

Chi phí ước tính của tàu Leader lên tới 1,7 tỷ USD. Nga đặt mục tiêu đóng ít nhất 3 tàu dòng này, dự kiến gia nhập đội tàu phá băng vào năm 2033. Nga là nước duy nhất trên thế giới vận hành đội tàu phá băng hạt nhân lớn. Những con tàu này lớn và mạnh hơn hẳn so với tàu truyền thống, có thể hoạt động ở dải băng dày của Bắc Cực. Động cơ hạt nhân cho phép tàu vận hành tự động trong thời gian dài mà không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên.

nguồn: khoahoc.tv

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top