4 Mức độ kiến thức và phương pháp học 3H

Chuẩn hóa 4 mức độ kiến thức trong đề thi và phương pháp học 3H

4 Mức độ kiến thức và phương pháp học 3H
4 Mức độ kiến thức và phương pháp học 3H

4 Mức độ kiến thức được chuẩn hóa trong đề thi

  • M1 – nhận biết (0-2.5): nhận ra kiến thức mình đã học.
  • M2 – thông hiểu (2.5 – 5): trình bày lại được kiến thức đã học theo cách hiểu của mình.
  • M3: vận dụng (5-7.5): vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề cơ bản.
  • M4: vận dụng cao (7.5 – 10): vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề nâng cao.
4 Mức độ kiến thức được chuẩn hóa trong đề thi
4 Mức độ kiến thức được chuẩn hóa trong đề thi

Tại sao phải nắm được 4 mức độ kiến thức đã chuẩn hóa trong đề thi

  • Khi làm bài kiểm tra căn cứ vào mức điểm đạt được chúng ta sẽ biết được mình đang ở đâu.
  • Biết được mình đang ở mức nào thì sẽ biết mình sẽ phải làm gì để có thể chuyển lên mức điểm cao hơn.
  • Biết được các mức độ kiến thức ở trên để đánh giá đề thi mình đang làm có theo chuẩn chung không, nếu không theo chuẩn tức là đề thi mình đang làm mang “tính riêng” quá nhiều, đến khi làm những đề theo chuẩn chung sẽ không đạt được kết quả cao.

Phương pháp học 3H

phương pháp học 3h là viết tắt của Học (M1) – Hiểu (M2) – Hành (M3)

Phương pháp học 3H
Phương pháp học 3H

Cách thức triển khai bài dạy ở trường lớp thường bắt đầu từ việc triển khai kiến thức (Học) trong quá trình triển khai kiến thức cho học sinh, các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp để học sinh tiếp cận kiến thức. Đối với môn vật lí có thể là thực hành thí nghiệm giúp học sinh khám phá và nhớ lâu hơn.

Tuy nhiên do đặc thù đề thi vật lí để xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng hay mục đích chỉ để xét tốt nghiệp đều là dạng đề thi lý thuyết, nên cách thức triển khai bài thông thường sẽ là cung cấp kiến thức, cung cấp ví dụ, cung cấp hình ảnh, video trình chiếu, vi deo thí nghiệm … sau đó chuyển thẳng sang M3 (Hành) cho học sinh thực hành ngay bằng việc làm bài tập vận dụng.

Từ Học → Hành: giúp chúng ta có thể vận dụng được ngay, tuy nhiên có một vấn đề là đối với những học sinh tiếp thu và xử lý thông tin nhanh thì việc thực hành giúp nhớ và hiểu ngược lại nội dung kiến thức đã học. Tức là làm M3 để nhận biết được kiến thức M1. Nhưng nếu mức M1 (Học) còn đang mơ hồ khi chuyển thẳng sang Hành (M3) mà không hiểu nữa thì toàn bộ kiến thức của ngày hôm đó sẽ có vấn đề, càng ngày vấn đề sẽ trở nên không thể giải quyết được do không có thời gian củng cố hay dạy lại kiến thức.

Chu trình đúng phải là: Học – Hiểu – Hành → M1 → M2 → M3.

Sau khi học xong kiến thức, học sinh phải nắm được kiến thức đó ở mức độ có thể trình bày lại được kiến thức đã học (ghi nhớ kiến thức đã học) mới nên vận dụng để có thể ghi nhớ tốt hơn và vận dụng tốt hơn từ đó nhận biết kiến thức tốt hơn và sẽ hiểu sâu hơn.

Phương pháp học 3H và vấn đề suy giảm trí nhớ theo thời gian

4 Mức độ kiến thức và phương pháp học 3H
Đồ thị suy giảm trí nhớ theo thời gian
  • Kiến thức chúng ta tiếp nhận được sẽ bị lãng quên theo thời gian đây là một quy luật rất bình thường của tự nhiên (hiểu được điều này giúp chúng ta không còn mặc cảm tự ti về khả năng ghi nhớ của bản thân, ghi nhớ là một kỹ năng cần rèn luyện chứ không phải là di truyền)
  • Muốn ghi nhớ lâu bắt buộc phải có khoảng thời gian nhắc lại hợp lý.

Phương pháp học hiện đại lặp lại ngắt quãng

phương pháp học lặp lại ngắt quãng giúp tăng khả năng ghi nhớ, chống lại sự quên theo thời gian
phương pháp học lặp lại ngắt quãng giúp tăng khả năng ghi nhớ, chống lại sự quên theo thời gian

phương pháp học lặp lại ngắt quãng giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn các kiến thức quan trọng.

khoảng thời gian lặp lại tối ưu: 1 ngày; 3 ngày; 6 ngày; 10 ngày

Phối hợp phương pháp học lặp lại ngắt quãng với phương pháp học 3H

Nhắc lại phương pháp học 3H: chu trình đúng Học – Hiểu – Hành

ngày đầu tiên sau khi tiếp xúc với kiến thức mới (Học) chúng ta phải dành thời gian để chuyển hóa kiến thức đó thành của mình (Hiểu). Chưa cần phải hiểu hết hiểu ngay mà bước đầu đặt mục tiêu là tổng kết lại được ý chính, nội dung chính, nội dung cần nhớ.

Bước kế tiếp sau khi nhớ được các kiến thức chính đã học, hãy sử dụng các kiến thức vừa ghi nhớ được để giải quyết các bài tập ví dụ mà trên lớp đã được học. Tự vận dụng theo cách của mình sau đó so sánh với kết quả giáo viên hướng dẫn, nếu két quả trùng khớp thì có vẽ như bạn đã hiểu hiểu, nếu kết quả bài tự làm có vấn đề hãy tìm hiểu xem vấn đề ở đâu xem lại hướng dẫn từ đó rút ra thêm các ghi chú mới.

Chu trình của phương pháp học 3H thời gian đầu chưa quen sẽ tốn nhiều thời gian để ghi nhớ kiến thức, tuy nhiên sẽ được lợi lâu dài về sau, không bị rơi vào tình trạng đến lúc gần thi mới bắt đầu cong đuôi lên để ôn tập.

Hi vọng tư duy theo phương pháp học 3H kết hợp với phương pháp học lặp lại ngắt quãng sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn, đẩy được điểm số lên cao hơn.

phương pháp học 3H

 

+1
53
+1
9
+1
4
+1
5
+1
2
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top