Lò vi sóng khiến bạn bị ung thư, thay đổi ADN của bạn, hay nấu, hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng rất nguy hiểm… Nếu những đồn đại này là sự thật, có lẽ nên tẩy chay thiết bị hiện đại này.
Nhưng theo bài báo đăng trên tạp chí Cnet được dịch lại dưới đây thì những đồn đại này hoàn toàn không có cơ sở.
Lò vi sóng khiến bạn bị ung thư
Thực tế: Lời đồn đại này xuất phát từ một email lưu hành nhiều năm nay. Lò vi sóng hoạt động bằng cách sử dụng bức xạ tần số vô tuyến (RF). Loại bức xạ này có ở quanh bạn cả ngày và đêm, dù bạn có dùng lò vi sóng hay không. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bức xạ RF do lò vi sóng sản sinh ra tập trung mạnh hơn, song dù vậy, nó vẫn an toàn trong mức cho phép, miễn là được sử dụng đúng cách và không hề đe dọa gì.
Những thực phẩm nấu bằng lò vi sóng rất nguy hiểm
Thực tế: suốt nhiều năm qua, lời đồn này lưu truyền dưới nhiều dạng trên mạng internet. Một số người tin rằng lò vi sóng khiến thực phẩm bị nhiễm xạ, trong khi những người khác tin rằng các chất hóa học trong những đĩa thức ăn bị làm nóng sẽ ngấm vào thực phẩm.
Nấu, hâm thức ăn bằng lò vi sóng không khiến thức ăn bị nhiễm xạ. Lò vi sóng không gây phóng xạ, chúng chỉ là những sóng điện từ, vì thế không thể khiến thức ăn bị nhiễm xạ. Lò vi sóng chỉ dùng bức xạ RF thẩm thấu vào thức ăn và khiến các phân tử nước cùng các phân tử bất đối xứng điện khác dao động, từ đó làm nóng thức ăn.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng việc nấu thức ăn trong lò vi sóng có thể khiến các chất hóa học nguy hiểm nhiễm vào thực phẩm, nhưng miễn là bạn dùng các thiết bị đựng thức ăn an toàn với lò vi sóng, không chứa chì, BPA hay phthalates, bạn có thể yên tâm. Dù nhiều người tuyên bố rằng nhựa rất nguy hiểm, song những hộp đựng làm bằng các chất hóa học này không phổ biến lắm.
Lò vi sóng phá hủy chất dinh dưỡng trong thực phẩm
Thực tế: Lời cảnh báo này lan truyền trên các nhóm ăn uống lành mạnh trực tuyến không hoàn toàn sai, nhưng gây nhầm lẫn. Các chất dinh dưỡng bị phá hủy khi bị nóng quá, chứ không riêng gì khi dùng trong lò vi sóng. Việc nấu thức ăn trong nước hay các chất lỏng khác cũng có thể khiến chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị mai một. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, do việc nấu ăn bằng lò vi sóng nhanh và dùng rất ít chất lỏng, nên nó bảo quản được các chất dinh dưỡng tốt hơn so với các biện pháp nấu nướng khác như đun sôi hay hấp.
Dùng lò vi sóng để hâm nóng nước sẽ làm thay đổi ADN
Thực tế: bạn có thể bắt gặp lời cảnh báo này đâu đó trên mạng xã hội, trong đó có hình ảnh về một thí nghiệm khoa học của một cô học sinh nhỏ. Thí nghiệm này được cho là chứng minh việc dùng lò vi sóng làm nóng nước sẽ thay đổi thành phần cốc nước. “Nhiều năm qua tôi biết rõ lò vi sóng không gây phóng xạ như mọi người từng lo lắng, song vấn đề là nó phá hủy ADN trong thức ăn và cơ thể con người không thể nhận ra điều đó”, đoạn băng tuyên bố.
Có thật lò vi sóng làm thay đổi ADN? Không. Bởi vì, bản thân nước không có ADN, mặc dù nó có thể chứa ADN của những sinh vật sống trong đó. Trở lại với vấn đề, như đã nói, dùng lò vi sóng không khiến các phân tử trong thức ăn rung, lắc, nó không thay đổi cấu trúc của các phân tử.
Do đó, bạn đừng để những lời đồn đại không có cơ sở làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.
Hâm nóng mỳ pasta có thể khiến món ăn lành mạnh hơn
Một thử nghiệm mới đây trên kênh BBC điều tra về chương trình y tế Tin tôi đi, tôi là bác sĩ đã gây tiếng vang sau khi cho thấy, món mỳ pasta – đã được nấu chín, để nguội, sau đó hâm nóng lại trong lò vi sóng – làm giảm sự gia tăng glucose trong máu sau bữa ăn của những người tham gia tới 50%. Theo các nhà nghiên cứu, lý do là vì mỳ ống đã được làm lạnh và hâm lại sẽ hoạt động như một kháng tinh bột, ngăn không cho ruột phân hủy carbs và hấp thụ đường vào cơ thể.
Tuy nhiên, bạn đừng quá vui mừng. Đó là một nghiên cứu ít giá trị – chỉ bao gồm có 9 tình nguyện viên, vì vậy Tiến sĩ David Katz khuyên bạn nên thay bằng mỳ pasta thành ngũ cốc nguyên hạt để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe (do hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt cao, khi tiêu thụ không làm cho lượng đường trong máu tăng vọt một cách nhanh chóng như đối với mỳ pasta tinh chế).
“Điều chắc chắn là, mỳ ống nguyên cám có hiệu ứng glycemic thấp hơn mỳ tinh chế, dù có được hâm lại bằng lò vi sóng hay không”, ông kết luận.
Làm thế nào để tránh nguy hiểm khi dùng lò vi sóng?
Bất chấp những nguy hiểm và nghiên cứu của mình, Magda Havas, Trường Đại học Trents vẫn sở hữu một lò vi sóng cho những bữa tối nhanh chóng và tiết kiệm năng lượng.
Nhưng bà sử dụng nó theo cách rất đặc biệt.
Ra khỏi phòng
“Đây là một lựa chọn cá nhân, tôi sẽ không bảo bất cứ ai đừng dùng lò vi sóng vì tôi hiểu nó hữu ích thế nào”.
“Nếu đang sử dụng, hãy ra khỏi bếp. Đừng đứng nấp sau tường mà hãy thực sự đi ra ngoài. Sóng xuyên được qua tường, do đó bạn vẫn có nguy cơ”.
Không để trẻ lại gần
“Đừng sử dụng lò vi sóng khi trong nhà có trẻ con. Tôi không bao giờ để cháu tôi chơi gần đó”. GS Havas chia sẻ.
Làm thế nào để biết lò vi sóng có bị rò rỉ bức xạ không?
Bạn cần có:
- Một điện thoại di động có kết nối (không phải đang ở chế độ máy bay)
- Lò vi sóng
Bạn cần làm:
- Đặt điện thoại di động vào lò vi sóng và đóng cửa
- Không bật lò vi sóng
- Dùng một điện thoại khác gọi vào số của điện thoại đang đặt trong lò
Nếu điện thoại đổ chuông, thì đường mà lò vi sóng sử dụng để tạo kết nối có thể lọt qua lưới kim loại bảo vệ.