Trong khi đó, mẫu máy bay tiếp nhiên liệu tiên tiến nhất của Boeing vẫn gặp nhiều trục trặc.
Airbus vừa vượt mặt Boeing, đạt được cột mốc quan trọng và cho tất cả mọi người thấy khả năng của mình: họ vừa thực hiện thành công việc tiếp nhiên liệu tự động trên không. Đây cũng là thành tựu cho thấy công nghệ của hãng hàng không Châu Âu đã cao hơn Mỹ một bậc.
Cụ thể, trong thử nghiệm, chiếc Airbus A310 MRTT đã tiến hành tiếp nhiên liệu tự động cho phi cơ chiến đấu của Không lực Bồ Đào Nha. Boeing vẫn chưa thể thực hiện được kỳ tích này, kể cả mẫu máy bay chở nhiên liệu tiên tiến nhất của họ hiện cũng vẫn bó tay.
Airbus đang là hãng dẫn đầu trong ngành vận hành máy bay tự động, và thành tựu mới của họ lại cho thấy sức mạnh tự động hóa của Airbus, bên cạnh đó là nỗ lực giảm thiểu can thiệp của con người vào quá trình bay. Tháng Mười hai năm ngoái, một chiếc Airbus A350 XWB đã cất cánh thành công mà không cần tới phi công, tất cả những gì “cầm vô lăng” là phần mềm được liên kết với camera đặt trên máy bay.
-
Những sân bay nguy hiểm nhất thế giới
7 điều có thể bạn chưa biết về hộp đen của máy bay
Làm sao máy bay có thể tàng hình được
Dự kiến, trong năm tới, hệ thống tự động nói trên sẽ được lắp vào máy bay tiếp nhiên liệu Airbus A330 MRTT, đối thủ trực tiếp của Boeing KC-46 Pegasus. Chiếc máy bay chở nhiên liệu của Boeing là mẫu mới nhất và hiện đang phục vụ Không lực Hoa Kỳ, tuy nhiên KC-46 Pegasus tồn tại nhiều vấn đề hóc búa. Chiếc máy bay này không thể tiếp nhiên liệu tự động, hiện còn đang gặp trục trặc khiến Boeing chưa thể cài đặt hệ thống tự động.
Vậy làm cách nào mà Airbus vượt mặt được Boeing, thiết kế chế tạo được một “trạm xăng tự động trên không”?
Chiếc Airbus A330 MRTT được phát triển dựa trên nguyên mẫu A330-200 – một chiếc phi cơ dân dụng.
Airbus A330-200 là mẫu nhỏ nhất trong dòng A330, đã từng được nhiều hãng hàng không trên thế giới sủng ái nhưng giờ, mục đích chính của nó là phương tiện chở nhiên liệu đa dụng, Multi-Role Tanker Transport (MRTT).
Về cơ bản, Airbus A330-200 và mẫu MRTT giống nhau. Chiếc MRTT được trang bị thêm phụ kiện tiêu chuẩn quân sự và camera ngoài phục vụ mục đích tiếp nhiên liệu.
Vì là phi cơ “đa nhiệm”, nó có thể linh động trong các sứ mệnh của mình. Nó có thể là trạm tiếp nhiên liệu trên không:
Có thể là bệnh viện dã chiến với sức chứa 300 người:
Quá trình tiếp nhiên liệu trên không yêu cầu máy bay cần thêm xăng phải bay sát đuôi chiếc Airbus A330 MRTT. Từ trong khoang điều khiển, người vận hành sẽ theo dõi camera để đưa ống dẫn nhiên liệu vào đúng chỗ.
Khoang điều khiển vòi nhiên liệu của Airbus A330 MRTT
Phầm mềm mới phát triển của Airbus có khả năng dẫn đường ống truyền nhiên liệu; quá trình bơm xăng trên không sẽ diễn ra tự động.
Hệ thống tự động của Airbus A330 MRTT
Airbus A330 MRTT còn có hai ống tiếp nhiên liệu hai bên cánh. Tuy nhiên, chỉ có những máy bay có đường nhận xăng đặc biệt mới có thể được bơm nhiên liệu theo cách này.
Airbus A330 MRTT
Trong khi Airbus ăn mừng thắng lợi mới, Boeing với chiếc KC-46 Pegasus nhiều lỗi đang phải ngậm đắng nuốt cay.
KC-46 Pegasus
Không lực Hoa Kỳ nói rằng một khi Boeing sửa được lỗi của Hệ thống Tầm nhìn Điều khiển từ xa, KC-46 Pegasus mới có thể tự động tiếp nhiên liệu cho máy bay khác.
KC-46 Pegasus
Vấn đề phần mềm, cảm biến lỗi cùng nhiều vướng mắc khác trong khâu sản xuất đã khiến Boeing “mất điểm” trong mắt khách hàng hiện tại – Không lực Hoa Kỳ hay các khách hàng tiềm năng khác.
Boeing KC-46 Pegasus
Airbus chào mời Không lực Hoa Kỳ hãy mua A330 MRTT để trám chỗ chiếc máy bay tiếp nhiên liệu Pegasus, nhưng Không lực từ chối, vẫn tiếp tục gắn bó với Boeing.
Airbus A330 MRTT
Dự kiến, Airbus sẽ xin giấy phép vận hành hệ thống tiếp nhiên liệu tự động vào năm 2021. Khi mọi thứ được thông qua, Airbus sẽ đem khả năng tự động hóa của A330 MRTT tới mọi khách hàng tiềm năng khác.
Airbus A330 MRTT
Tham khảo Business Insider Nguồn: genk