Công nghệ màn hình MicroLED rất được quan tâm, kể từ sau khi Samsung trình làng loạt TV MicroLED tại CES 2020 vào đầu năm nay. Không có gì đáng ngạc nhiên, cả Samsung và LG đều công bố kế hoạch kết thúc sản xuất tấm nền LCD vào cuối năm nay. Thay vào đó, những “gã khổng lồ công nghệ” này sẽ tập trung vào màn hình chấm lượng tử.
Các thuật ngữ về công nghệ TV
TV LED không là gì khác ngoài màn hình LCD với đèn nền LED được cải tiến. Những TV LED này không có gì giống với TV OLED. TV chấm lượng tử về cơ bản là TV LED được trang bị một tấm nhựa chứa đầy các hạt nano.
Nói chung, TV LCD, LED và chấm lượng tử khác nhau chủ yếu về công nghệ đèn nền (backlight).
MicroLED là gì?
Để hiểu về MicroLED, trước tiên bạn cần biết rõ về đèn nền.
Một trong những lý do LCD bị coi là cũ và không đáp ứng được kỳ vọng hiện nay là vì chúng cần đèn nền để hoạt động. Đèn nền này làm kích thước sản phẩm trở nên lớn hơn, đồng thời có thể tạo ra độ sáng không đồng đều, các vấn đề về màu sắc và nhiều điểm yếu khác.
Ngược lại, OLED có khả năng tự phát sáng, có nghĩa là chúng có thể tạo ra ánh sáng của riêng mình. Điều đó đồng nghĩa với việc TV OLED cung cấp màu đen hoàn hảo, màu sắc nổi bật và cho phép các nhà thiết kế sản phẩm tạo ra những thiết bị đặc biệt mỏng và đẹp. Tuy nhiên, OLED được chế tạo bằng các hợp chất hữu cơ, theo thời gian, bắt đầu thoái hóa và về lâu dài, có khả năng khiến chúng trở thành vấn đề.
MicroLED có được mọi thứ tuyệt vời của OLED – công nghệ tự phát sáng, màu đen hoàn hảo và màu sắc nổi bật – đồng thời loại bỏ được các hợp chất hữu cơ. Điều đó có nghĩa là các tấm nền MicroLED cực kỳ mỏng và có khả năng mang lại góc nhìn vượt trội. Thêm vào đó, chúng không phụ thuộc vào các hợp chất hữu cơ, nên những tấm nền MicroLED sẽ rẻ hơn so với OLED. Trên hết, MicroLED về mặt kỹ thuật có thể mang lại hình ảnh sáng hơn so với OLED.
MicroLED khác gì so với OLED?
MicroLED và OLED có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Yếu tố sản xuất được cho là lợi thế quan trọng nhất của OLED. Theo Soneira, các nhà sản xuất có thể sản xuất một màn hình OLED chứa hàng triệu subpixel cùng lúc. Kết quả là tạo ra một hình ảnh nổi bật với tỷ lệ tương phản vô hạn, màu đen hoàn hảo và góc nhìn tuyệt vời. Trên hết, OLED có thể cung cấp màn hình cực sáng.
Trong khi đó, việc sản xuất một MicroLED với subpixel được tạo riêng biệt là vô cùng khó khăn. Và theo Soneira, ngay cả công nghệ sản xuất robot mới nhất hiện nay cũng không làm cho quá trình đó trở nên đơn giản hơn. Cho đến khi các công ty có thể khắc phục vấn đề này, OLED rõ ràng vẫn có lợi thế hơn.
Tuy nhiên, một khi màn hình MicroLED được sản xuất, kết quả sẽ rất khác biệt.
Sự phụ thuộc của OLED vào các hợp chất hữu cơ cuối cùng sẽ dẫn đến “sự suy giảm độ sáng theo thời gian”. Tệ hơn nữa, khi màn hình OLED được sử dụng trong một thời gian dài, có khả năng một số hợp chất sẽ mất độ sáng nhanh hơn các hợp chất khác, tạo ra hình ảnh không đồng đều.
Ngược lại, đèn LED trong MicroLED không chỉ sáng hơn mà còn không bị mất đi độ sáng theo thời gian do thoái hóa tự nhiên. Về lâu dài, MicroLED có khả năng giữ chất lượng hình ảnh và duy trì độ sáng, trong khi OLED được sản xuất cùng một thời điểm bắt đầu mờ dần. Ngoài ra, MicroLED có hiệu suất năng lượng cao hơn nhiều so với OLED.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, MicroLED có khả năng được sản xuất ở kích thước mỏng hơn cả OLED. Điều này có thể giúp các nhà thiết kế sản phẩm kiểm soát nhiều hơn đối với thiết kế. Nhưng nói chung, OLED và MicroLED sẽ cung cấp hình ảnh gần như tương tự trong thời gian ngắn, trong đó MicroLED cho ra hình ảnh sáng hơn.
-
Nguyên nhân gây ra ‘hố tử thần’ trên Trái Đất
Nam châm mạnh nhất thế giới kích thước bằng cuộn giấy vệ sinh
nguồn: khoahoc.tv