Ảo giác là một dạng triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng (theo wikipedia).
Ảo ảnh trong quang học là các cảm giác hình ảnh không có thật để lại trong tâm thức khi quan sát một số hình ảnh đặc biệt (theo wikipedia).
(Ảo ảnh lưới: các điểm đen xuất hiện và biến mất nhanh chóng tại các vị trí giao nhau)
(Bạn nhìn vào 4 chấm đen giữa bức ảnh khoảng 30 giây sau đó nhìn lên tường chớp mắt vài cái sẽ thấy Chúa xuất hiện)
Nếu là ảo giác bạn không thể dùng kiến thức vật lí thông thường để lý giải vì sao họ nhìn thấy thế, chỉ có bác sĩ mới làm được điều này. Tuy nhiên nếu là ảo ảnh về cơ bản chúng ta có thể sử dụng khái niệm phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng để giải thích một số hiện tượng được cho là huyền bí.
Từ xưa đến nay, trên thế giới từng lưu truyền nhiều câu chuyện kể về hiện tượng ảo ảnh. Tài liệu chữ viết sớm nhất nhìn nhận hiện tượng này dưới con mắt khoa học là cuốn tạp chí tàu thuyền “Nhật kí hành trình săn cá voi miền Bắc – công trình khảo sát khoa học về những điều tai nghe mắt thấy tại bờ biển đông Greenland”, trong đó có kể tỉ mỉ về chuyện vào mùa hè năm 1820, viên thuyền trưởng Pavofee đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng cả một thành phố lớn với tầng tầng lớp lớp nhà thờ và pháo đài cổ hiện ngay trước mặt.
Năm 1840, dân cư trên một hòn đảo nhỏ nước Anh đều nhìn thấy một tòa màu trắng rất đẹp sừng sững, ngạo nghễ đứng trong không trung, qua hiện tượng này mà cư dân nơi đây càng tin tưởng rằng thành phố pha lê trong truyện dân gian Hà Lan là có thật. 17 năm sau, cũng tại chính hòn đảo xa ngàn dặm này, cảnh tượng “thành phố pha lê của Hà Lan” trong truyền thuyết lại xuất hiện thêm một lần nữa và kéo dài tới 3 giờ đồng hồ.
Tới cuối thế kỉ 19, người ta mới lại thấy xuất hiện những bản ghi chép bằng giấy trắng mực đen nói về việc xảy ra hiện tượng ảo ảnh. Năm 1889, một người dân Anh đang đi bộ ở chân dãy núi miền Đông Nam bỗng giật mình khi thấy trước mặt xuất hiện mờ ảo một thành phố lớn với những tòa cao ốc chọc trời, những tòa tháp cao vút cùng với cột cờ và những nóc nhà hình củ hành của đền thờ Hồi giáo.
Alaska cho tới nay là vùng đất có thể quan sát tốt nhất sự xuất hiện của hiện tượng ảo ảnh. Người ta đã thành lập ở đây hẳn một cơ quan chuyên nghiên cứu về các hiện tượng quang học tự nhiên và còn xuất bản hẳn một tờ tạp chí chuyên về vấn đề này. Du khách ở Canada và Mỹ thường xuyên tới nơi đây để chiêm ngưỡng những hình tượng ảo ảnh kì thú như núi non, thành quách, đền tháp… xuất hiện đột ngột nơi chân trời ngoài mặt biển và tất nhiên, biến mất đột ngột.
Sự xuất hiện Fata Morgana thần bí
Hiện tượng ảo ảnh mang tên Fata Morgana được coi là hiện tượng ảo ảnh kì bí nhất trên thế giới. Nó hư vô, huyền ảo và biến hóa khôn lường. Cho tới nay vẫn còn là một bí ẩn tự nhiên khoa học chưa thể giải thích nổi. Fata Morgana lấy tên của Morgan Le Fay theo tiếng Italia. Theo truyền thuyết, nàng là chị cùng cha khác mẹ của Quốc vương Arthur, vì bị “ý trung nhân” của mình từ chối, hắt hủi nên đã dọn xuống cư ngụ ở “Thủy tinh cung” dưới đáy biển. Từ đó, nàng thường hóa phép hiện hình thành ma quái kì ảo, biến hóa khôn lường để đánh lừa, trêu chọc đám thủy thủ tứ chiến giang hồ qua lại.
Tháng 4 năm 1900, trong thời gian đang diễn ra cuộc chiến tranh giữa quân viễn chinh Anh Quốc và tộc người Boer tại Nam Phi, các dũng sĩ người Boer trong khi đang bảo vệ cứ điểm bỗng tá hỏa khi nhìn thấy trên không trung xuất hiện toán quân Anh đang hành quân thành mấy hàng chỉnh tề, rõ tới mức nhìn thấy cả hàng cúc đồng trên tấm áo màu đỏ của sĩ quan. Đây được họ coi như một điềm gở báo trước. Quả nhiên, sau đó hai ngày, thủ đô của họ đã bị quân Anh đánh tan tác và thất thủ.
Năm 1902, Robert Birt, học giả người Mỹ được mệnh danh là “Thầy phù thủy của vật lí thực nghiệm” đã chụp được một bức ảnh hai bé trai đang ghé tai thì thầm với nhau điều gì đó ngay trên… mặt nước biển, giữa hai chiếc thuyền đang chạy trong vịnh Cesapick (Mỹ). Ngạc nhiên hơn, chúng cao tới tận 3 mét.
Theo nguyên lí Mach, sự xuất hiện ảo ảnh Fata Morgana là do sự biến hóa phi tuyến tính của nhiệt độ trên tầng cao không khí. Thoạt đầu, nhiệt độ tăng lên theo chiều cao, nhưng sau khi lên tới một độ cao nhất định, thì tốc độ biến hóa của nó chậm dần. Loại tầng đứt gẫy hình thành do sự biến đổi mạnh của nhiệt độ này được các nhà khoa học gọi là “thấu kính không trung”. Có thể khẳng định rằng hiệu ứng khí tượng như vậy là nguyên nhân trực tiếp sinh ra ảo ảnh Fata Morgana. Thế nhưng để phân tích và lí giải cặn kẽ hơn về kết cấu của hiện tượng này để mọi người phải công nhận thì chưa nhà khoa học nào có thể thực hiện được.
Cơ chế ảo ảnh Fata Morgana
Còn nhiều ảo ảnh trong tự nhiên khiến các nhà vật lí “bó tay” vì kiến thức của chúng ta về tự nhiên vẫn còn nằm ngoài sự hiểu biết của khoa học hiện tại.
nguồn: internet