Bài tập lực ma sát mặt phẳng nghiêng thuộc chủ đề vật lí lớp 10 Lực và chuyển động
Video Bài tập lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng:
Bài tập lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng
Bài 1. Vật khối lượng m nằm trên ván nằm ngang. Nâng dần một đầu tấm ván lên, hỏi góc hợp bởi mặt phẳng ván và phương ngang phải bằng bao nhiêu thì vật bắt đầu trượt biết hệ số ma sát trượt là 0,5.
µ=0,5
P1=F$_{ms}$ => Psinα=F$_{ms}$ => mg.sinα=µmg.cosα => α=26,56o
Bài 2. Vật 1,2kg trượt thẳng đều lên mặt phẳng nghiêng 30°. Lấy g=10m/s2, tính độ lớn của lực kéo biết hệ số ma sát trượt 0,4.
m=1,2kg; α=30o; µ=0,4; g=10m/s2;
N=P2=Pcosα=mg.cosα => F$_{ms}$=µN=µmg.cosα
Để vật trượt đều trên mặt phẳng nghiêng F$_{k}$=P1 + F$_{ms}$
Giải
F$_{k}$=P1 + F$_{ms}$=mg.sinα + µmg.cosα=10,15 N
Bài 3. Một vật có m=2 kg trượt không vận tốc ban đầu trên mặt phẳng nghiêng nhẵn,dài 10m, chiều cao 5 m.Lấy g=10m/s2; hệ số ma sát trên mặt phẳng nghiêng là µ1 = 0,25
a.tính gia tốc của vật chân mặt phẳng nghiêng và vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng
b.khi xuống hết mặt phẳng nghiêng,vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang,hệ số ma sát là µ2 = 0,5.Tính thời gian từ lúc vật bắt đầu chuyển động trên mặt phẳng ngang cho đến khi dừng hẳn
vo = 0; s1 = 10m; h = 5m; g = 10m/s2; µ1 = 0,25; µ2 = 0,5.
a/ sinα = h/s1 = 0,5 => α = 30o
P1 – $F_{ms1}$ = ma1 => mgsinα – µ1mgcosα = ma1 => a1 = gsinα – µ1gcosα
$v_{B}$ = \[\sqrt{2a_{1}S_{1}}\]
b/ $-F_{ms2}$ = ma2 = > a2 = -µ2g
$v_{C}^2$ – $v_{B}^2$ = 2a2s2 => 0 – $v_{B}^2$ = 2a2s2 => s2
Bài 4.Vật đặt trên đỉnh dốc dài 165m, hệ số ma sát µ = 0,2, góc nghiêng dốc là α.
a/ Với giá trị nào của α, vật nằm yên không trượt.
b/ cho α = 30o, tìm thời gian vật xuống dốc và vận tốc vật ở chân dốc.
Cho tan11o = 0,2; cos30o = 0,85
Bài 5. Sau bao lâu vật m trượt hết máng nghiêng có độ cao h góc nghiêng β nếu với góc nghiêng α vật chuyển động đều.
Bài 6. Vật khối lượng m = 100kg sẽ chuyển động đều trên mặt phẳng nghiêng góc α = 30o khi chịu lực F = 600N dọc theo mặt nghiêng. Hỏi khi thả vật, nó chuyển động xuống với gia tốc là bao nhiêu. Coi ma sát là đáng kể.
Bài 7. Do có vận tốc đầu, vật trượt lên rồi lại trượt xuống trên một mặt nghiêng góc nghiêng α = 15o. Tìm hệ số ma sát µ biết thời gian đi xuống gấp n = 2lần thời gian đi lên.
Bài 8. Cần tác dụng lên vật m trên mặt phẳng nghiêng góc α một lực \[\vec{F}\] nằm ngang nhỏ nhất và lớn nhất bao nhiêu để vật nằm yên? cho hệ số ma sát là µ
Bài 9. Vật m được kéo trượt đều trên mặt phẳng nghiêng góc α, lực kéo \[\vec{F}\] hợp với hệ số ma sát là µ. Tìm β để F nhỏ nhất.
Bài 10. Vật trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng nhẵn dài l = 10m góc nghiêng α = 30o. Hỏi vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang bao lâu khi xuống hết mặt phẳng nghiêng, biết hệ số ma sát với mặt phẳng ngang là µ = 0,1
Bài 11. Mặt phẳng nghiêng chiều dài l = 13m, chiều cao h = 5m. Muốn giữa một vật khối lượng m = 5kg đứng yên trên mặt phẳng nghiêng, ta phải tác dụng lên vật lực đẩy \[\vec{F}\]. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ = 0,1 Xác định F nếu
a/ \[\vec{F}\] song song với mặt nghiêng
b/ \[\vec{F}\] song song với mặt ngang.