Lý thuyết vật lí lớp 10 lực ma sát là gì thuộc chủ đề vật lí lớp 10 Lực và chuyển động
Lực ma sát là gì?
Lực ma sát là lực có tác dụng cản trở chuyển động của vật. Có điểm đặt tại mặt tiếp xúc, phương song song với phương chuyển động của vật, chiều ngược với chiều chuyển động của vật.
Lực ma sát nghỉ:
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật đứng yên trên một bề mặt. Khi vật đứng yên trong hệ quy chiếu mà ta xét thì Lực ma sát nghỉ có độ lớn cân bằng với độ lớn của lực tác dụng.
2/ Lực ma sát trượt
xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt, để cản trở chuyển động trượt của vật. Biểu thức tính độ lớn lực ma sát trượt được suy ra từ thực nghiệm
$F_{mst}=\mu.N$
Trong đó:
- N: áp lực
- µ: hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào bề mặt của vật liệu
- $F_{mst}$: độ lớn của lực ma sát trượt.
Đặc điểm của lực ma sát trượt:
- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.
- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực
- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
3/ Lực ma sát lăn:
xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác cản trở chuyển động lăn, độ lớn của lực ma sát lăn luôn nhỏ hơn lực ma sát trượt vì vậy đẩy một chiếc xe có bánh xe sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với đẩy vật cùng khối lượng trượt trên sàn.
3/ Vai trò của lực ma sát:
+/ ma sát giúp giữ cố định các vật trong không gian: đinh được giữ trên tường, giúp con người cầm nắm được các vật …
+/ Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động làm cho các vật chuyển động: khi xe chuyển từ trạng thái đứng yên sang trạng thái chuyển động, lực đẩy do động cơ sinh ra làm quay các tua bin và truyền lực đến các bánh xe.
Khi hiệu lệnh bắt đầu, phanh trước được nới lỏng toàn bộ lực tác dụng truyền từ bánh xe vào mặt đường làm xuất hiện lực ma sát nghỉ cực đại và phản lực của nó đẩy xe tiến về phía trước.
+/ ma sát cũng có hại nó làm phát sinh nhiệt và mài mòn các bộ phận chuyển động, để giảm ma sát người ta thường làm nhẵn các bề mặt tiếp xúc.