Bài tập Lực tương tác giữa các điện tích vật lí 11, chủ đề Điện trường 2018
Bài tập Lực tương tác giữa các điện tích vật lí 11, chủ đề Điện trường 2018
Hướng dẫn giải câu hỏi sách giáo khoa cánh diều
Câu hỏi tr 62 KĐ
Lực tác dụng giữa các vật mang điện tuân theo quy tắc nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức học trong bài để nêu quy tắc.
Bài tập Lực tương tác giữa các điện tích vật lí 11
Bài tập Lực tương tác giữa các điện tích vật lí 11
Hai vật mang điện tác dụng lên nhau lực điện:
+ có phương trùng với đường thẳng nối hai vật.
+ là lực hút nếu hai vật mang điện tích trái dấu, là lực đẩy nếu điện tích dùng dấu
+ có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của điện tích của mỗi vật, tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai vật.
Câu hỏi tr 62 CH
Thế nào là một vật nhiễm điện?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học ở THCS về vật nhiễm điện
Bài tập Lực tương tác giữa các điện tích vật lí 11
Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút (đẩy) hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
Câu hỏi tr 63 CH
Nêu ví dụ về một vật nhiễm điện hút hoặc đẩy một vật khác
Phương pháp giải:
Từ những hiện tượng trong cuộc sống hoặc các thí nghiệm về vật nhiễm điện ở chương trình THCS
Bài tập Lực tương tác giữa các điện tích vật lí 11
Cọ xát bóng bay vào tóc hoặc miếng xốp, sau đó đưa quả bóng lại gần những mảnh giấy được xé rất nhỏ, những mảnh giấy đó bị hút, dính lên quả bóng bay.
Hai quả bóng bay, trong đó có một quả được được bơm khí heli để bay lên, được giữ lại bằng sợi dây. Dùng miếng xốp cọ xát lên bề mặt hai quả bóng, đưa quả bóng còn lại lại gần quả bóng được giữ bằng sợi dây, quả bóng giữ bằng dây bị đẩy ra.
Câu hỏi tr 64 CH
Lực mà hai điện tích tác dụng lên nhau tuân theo quy luật nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào định luật Coulomb phát biểu quy luật của lực mà hai điện tích tác dụng lên nhau
Bài tập Lực tương tác giữa các điện tích vật lí 11
Lực hút hoặc đẩy giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Câu hỏi tr 65 LT
Hãy biểu diễn bằng hình vẽ lực tương tác giữa hai điện tích trái dấu nhau
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật III Newton và quy luật về lực mà hai điện tích tác dụng lên nhau, biểu diễn bằng hình vẽ
Bài tập Lực tương tác giữa các điện tích vật lí 11
Hai điện tích q1 và q2 trái dấu tác dụng lên nhau lực hút. Điện tích q2 tác dụng lên điện tích q1 lực hút \({\vec F_{21}}\), q1 tác dụng lên q2 lực hút \({\vec F_{12}}\).
Câu hỏi tr 66 LT
Tính lực tương tác giữa hai electron ở cách nhau \(1,{0.10^{ – 10}}\)m trong chân không. (Điện tích của electron e = \(1,{6.10^{ – 19}}\)(C)
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật Coulomb: Lực hút hoặc đẩy giữa hai điện tích điểm có độ lớn \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\).
Bài tập Lực tương tác giữa các điện tích vật lí 11
Hai electron tác dụng lên nhau một lực đẩy có độ lớn là: \(F = k\frac{{\left| {{q_e}^2} \right|}}{{{r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{\left| {{{\left( {1,{{6.10}^{ – 19}}} \right)}^2}} \right|}}{{{{\left( {1,{{0.10}^{ – 10}}} \right)}^2}}} = 2,{304.10^{ – 8}}\)(N).
Câu hỏi tr 66 VD
Một vật dẫn A cô lập không tích điện đang được nối đất.
Đưa một điện tích dương B lại rất gần vật dẫn này.
Vật dẫn A được tích điện dương, âm hay không tích điện khi:
a. Đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất vật dẫn A?
b. Thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa?
[/spoiler]
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về nhiễm điện do hưởng ứng. Trái Đất, hay mặt đất là bể chứa điện tích vô hạn, có thể cho electron hoặc nhận electron.
Bài tập Lực tương tác giữa các điện tích vật lí 11
Khi đưa điện tích dương B lại rất gần vật dẫn A mà không tiếp xúc, vật dẫn A nhiễm điện do hưởng ứng: điện tích âm tập trung tại khu vực gần với B, trong khi các phần còn lại nhiễm điện dương, ban đầu tổng điện tích của A bằng 0, sau đó phần điện tích dương nhận thêm electron từ mặt đất qua dây nối đất.
a. Đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất vật dẫn A: lúc này electron mà vật dẫn A đã nhận thêm quay lại mặt đất để vật dẫn A trở lại trạng thái cân bằng điện tích. Như vậy, vật A không tích điện trong trường hợp này.
b. Thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa: Khi điện tích dương B ở gần vật A, vật A nhận thêm electron từ mặt đất, do đó tổng điện tích của A là q < 0. Thôi nối đất vật dẫn A, vật dẫn A trở nên cô lập về điện tích, nên nó vẫn mang điện tích âm dù B được đưa ra xa.