Chuyên đề các loại quang phổ, thang sóng điện từ
Câu 1.
Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
[A]. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
[B]. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
[C]. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
[D]. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ $0. 38\mu m-0. 76\mu m$
Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh đỏ, tia tử ngoại có bước sóng bé hơn bước sóng ánh sáng tím
Tia X hay còn gọi là tia Rơn – ghen, cũng là sóng điện từ có bước sóng còn ngắn hơn cả tia tử ngoại
Vậy ta có thứ tự bước sóng giảm dần tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen
Câu 2.
Có bốn bức xạ: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia \[\gamma \]. Các bức xạ này được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:
[A]. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia γ, tia hồng ngoại.
[B]. tia γ, tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
[C]. tia γ, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
[D]. tia γ, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại
Tia gamma ($\gamma $) có cùng bản chất với tia X nhưng có bước sóng ngắn hơn
Áp dụng cả câu 1 vậy ta có thứ tự bước sóng tăng dần: tia gamma, tia X, anh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
Câu 3.
Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là
[A]. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.
[B]. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.
[C]. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.
[D]. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.
Sóng vô tuyến có bước sóng từ một vài km tới cm, thậm chí tới mm, thành thử giữa 2 miên hồng ngoại và sóng vô tuyến cao tần không có ranh giới rõ rệt
Kết hợp câu 1 câu 2 ta chọn D
Tóm lại: Ta có thứ tự các bức xạ có bước sóng tăng dần trong chân không:
Tia gamma $(\gamma )$ , tia Rơn – ghen (X), tia tử ngoại, ánh sáng tím, ánh sáng đỏ, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.
Câu 4.
Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tự ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần số nhỏ nhất là
[A]. tia tử ngoại.
[B]. tia hồng ngoại.
[C]. tia Rơn-ghen.
[D]. tia đơn sắc màu lục.
Ta có: $\lambda =\dfrac{c}{f}$ (công thức tính bước sóng trong chân không) theo đó chiều tăng của bước sóng là chiều giảm của tần số.
Ở đây, tia hồng ngoại có bước sóng lớn nhất vậy có tần số nhỏ nhất.
Câu 5.
Có ba bức xạ đơn sắc: đỏ, lam, tím truyền trong một môi trường. Các bức xạ này được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:
[A]. lam, tím, đỏ.
[B]. tím, lam, đỏ.
[C]. tím, đỏ, lam.
[D]. đỏ, tím, lam.
Bức xạ có bước sóng lớn nhất mà mắt nhìn thấy được là bức xạ màu đỏ, với bước sóng chừng 760 nm, và bức xạ có bước sóng nhỏ nhất mà mắt còn nhìn thấy là bức xạ màu tím, với bước sóng chừng 380 nm.
Bước sóng của các bức xạ màu da cam, vàng, lục … đều nằm trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm nói trên
Câu 6.
Trong chân không, bước sóng của tia X lớn hơn bước sóng của
[A]. tia tử ngoại.
[B]. ánh sáng nhìn thấy.
[C]. tia hồng ngoại.
[D]. tia gamma.
Trong chân không bước của tia X lớn hơn bước tia gamma
Câu 7.
Với \[{{\lambda }_{1}},{{\lambda }_{2}},{{\lambda }_{3}}\] lần lượt là bước sóng của các bức xạ màu đỏ, màu vàng và màu tím thì
[A]. \[{{\lambda }_{1}}>{{\lambda }_{2}}>{{\lambda }_{3}}. \]
[B]. \[{{\lambda }_{3}}>{{\lambda }_{2}}>{{\lambda }_{1}}. \]
[C]. \[{{\lambda }_{3}}>{{\lambda }_{1}}>{{\lambda }_{2}}. \]
[D]. \[{{\lambda }_{2}}>{{\lambda }_{1}}>{{\lambda }_{3}}. \]
Ta có bước sóng màu đỏ thì lớn hơn của màu tìm, bước của màu vàng nằm khoảng giữa bước của 2 màu đó Vậy có thứ tự đúng là \[{{\lambda }_{1}}>{{\lambda }_{2}}>{{\lambda }_{3}}. \]
Câu 8.
Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia có bước sóng nhỏ nhất là
[A]. tia hồng ngoại.
[B]. tia đơn sắc lục.
[C]. tia X.
[D]. tia tử ngoại.
Ta có thứ tự các bức xạ có bước sóng tăng dần trong chân không: Tia gamma $(\gamma )$ , tia Rơn – ghen (X), tia tử ngoại, ánh sáng tím, ánh sáng đỏ, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.
Câu 9.
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
[A]. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
[B]. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
[C]. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.
[D]. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.
Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh đỏ, tia tử ngoại có bước sóng bé hơn bước sóng ánh sáng tím
Câu 10.
Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
[A]. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
[B]. Tia hồng ngoại được sử dụng để tìm khuyết tật trong các vật đúc bằng kim loại.
[C]. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
[D]. Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Tia hồng ngoài có bước sóng lớn (lơn hơn cả ánh sáng đỏ) tần số bé nên năng lượng thấp không đủ để đâm xuyên kim loại nên không được sử dụng để tìm khuyết tật trong vật đúc bằng kim loại
Câu 11.
Tia Rơnghen có
[A]. cùng bản chất với sóng âm.
[B]. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
[C]. cùng bản chất với sóng vô tuyến.
[D]. điện tích âm.
Sóng âm có bản chất là sóng cơ. Tia Rơn ghen có bản chất là sóng điện từ cùng bản chất với sóng vô tuyến.
Câu 12.
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
[A]. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
[B]. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
[C]. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
[D]. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí.
Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh đỏ, tia tử ngoại có bước sóng bé hơn bước sóng ánh sáng tím
Câu 13.
Tia hồng ngoại là những bức xạ có
[A]. bản chất là sóng điện từ.
[B]. khả năng ion hoá mạnh không khí.
[C]. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.
[D]. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ
Câu 14.
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
[A]. Tia tử ngoại làm phát quang một số chất.
[B]. Tia tử ngoại có một số tác dụng sinh lí: diệt khuẩn, diệt nấm mốc,…
[C]. Tia tử ngoại làm đen kính ảnh.
[D]. Tia tử ngoại là dòng các êlectron có động năng lớn.
Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ mà sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian Dòng electron là dòng điện.
Câu 15.
Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
[A]. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.
[B]. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
[C]. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt.
[D]. Tia hồng ngoại truyền được trong chân không.
Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tia X. Tia hồng ngoại không có khả năng đâm xuyên như tia X.
Câu 16.
Nhận định nào sau đây sai khi nói về tia hồng ngoại ?
[A]. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
[B]. Là bức xạ không nhìn thấy được có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
[C]. Tác dụng lên phim ảnh hồng ngoại.
[D]. Bản chất là sóng điện từ
Tia hồng ngoại đúng là bức xạ không nhìn thấy được nhưng có bước sóng lớn hơn hay tần số bé hơn ánh sáng đỏ.
Câu 17.
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?
[A]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có khả năng ion hóa chất khí như nhau.
[B]. Nguồn phát ra tia tử ngoại thì không thể phát ra tia hồng ngoại.
[C]. Tia hồng ngoại gây ra hiện tượng quang điện còn tia tử ngoại thì không.
[D]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy
Câu 18.
Khi nói về tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
[A]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.
[B]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cùng có bản chất sóng điện từ.
[C]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là các bức xạ không nhìn thấy.
[D]. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại.
Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh đỏ, tia tử ngoại có bước sóng bé hơn bước sóng ánh sáng tím mà bước sóng ánh sáng đỏ lơn hơn bước ánh sáng tím.
Câu 19.
Tia Rơn-ghen có bước sóng
[A]. nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
[B]. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma.
[C]. lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
[D]. lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím
Tia Rơn ghen có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại
Câu 20.
Tia hồng ngoại
[A]. có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng tím.
[B]. không truyền được trong chân không
[C]. không có tác dụng nhiệt.
[D]. có cùng bản chất với tia γ.
Tia hồng ngoại cùng bản chất với tia $\gamma $
Câu 21.
Bước sóng của tia hồng ngoại nhỏ hơn bước sóng của
[A]. sóng vô tuyến .
[B]. tia Rơnghen.
[C]. ánh sáng tím.
[D]. ánh sáng đỏ.
Ta có thứ tự các bức xạ có bước sóng tăng dần trong chân không: Tia gamma $(\gamma )$ , tia Rơn – ghen (X), tia tử ngoại, ánh sáng tím, ánh sáng đỏ, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.
Câu 22.
Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
[A]. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
[B]. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
[C]. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
[D]. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Theo tính chất tia hồng ngoại ta thấy:
+ Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
+ Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
+ Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
Tia hồng ngoại có bước lớn hơn thì có tần số bé hơn ánh sáng đỏ.
Câu 23.
Tia Rơn-ghen (tia X) có tần số
[A]. nhỏ hơn tần số của tia màu đỏ.
[B]. lớn hơn tần số của tia gamma.
[C]. nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
[D]. lớn hơn tần số của tia màu tím.
Tia X có bước sóng nhỏ hơn tia màu tìm vậy có tần số lớn hơn.
Câu 24.
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
[A]. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
[B]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
[C]. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
[D]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
Ta có thứ tự các bức xạ có bước sóng tăng dần trong chân không: Tia gamma $(\gamma )$ , tia Rơn – ghen (X), tia tử ngoại, ánh sáng tím, ánh sáng đỏ, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.
Câu 25.
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều
[A]. có thể kích thích sự phát quang của một số chất.
[B]. là các tia không nhìn thấy.
[C]. không có tác dụng nhiệt.
[D]. bị lệch trong điện trường.
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều ko nhìn thấy được.
Câu 26.
Tia X
[A]. có bản chất là sóng điện từ.
[B]. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia γ.
[C]. có tần số lớn hơn tần số của tia γ.
[D]. mang điện tích âm nên bị lệch trong điện trường.
Tia X có bản chất là sóng điện từ mà sóng điện từ là điên từ trường lan truyền trong không gian nên không mang điện tích. Có tần số bé hơn tia gamma nên năng lượng thấp hơn, khả năng đâm xuyên yếu hơn.
Câu 27.
Khi nói về tia X (tia Rơnghen), phát biểu nào sau đây là sai?
[A]. Tia X có khả năng đâm xuyên.
[B]. Tia X có bản chất là sóng điện từ.
[C]. Tia X là bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường.
[D]. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số tia hồng ngoại.
Tia X có bước lơn hơn thì tần số bé hơn tia hồng ngoại
Câu 28.
Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, sóng vô tuyến cực ngắn FM, ánh sáng đỏ, được sắp xếp theo thứ tự thể hiện tính chất sóng tăng dần là
[A]. tử ngoại, sóng FM, hồng ngoại, tia đỏ.
[B]. hồng ngoại, tử ngoại, tia đỏ, sóng FM.
[C]. tử ngoại, tia đỏ, hồng ngoại, sóng FM.
[D]. sóng FM, tử ngoại, hồng ngoại, tia đỏ.
Đối với những bức xạ có bước sóng càng lớn thì tính chất sóng càng thể hiện rõ. Những hiện tượng đặc trưng cho tính chất sóng như giao thoa, nhiễu xạ. Trên thực tế ta có thể thấy nhũng ánh sáng đơn sắc có bước sóng càng lớn thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa (ánh sáng đỏ). Những bức xạ có bước càng nhỏ thì tính hạt càng biểu hiện rõ hơn. Đặc trưng là các hiện tượng phản xạ, đâm xuyên.
Câu 29.
Tia hồng ngoại
[A]. được ứng dụng để sưởi ấm.
[B]. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng.
[C]. không truyền được trong chân không.
[D]. không phải là sóng điện từ.
Tia hồng ngoại có tính chất nổi bật là tác dụng nhiệt nên được ứng dụng để sưởi ấm.
Câu 30.
Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên:
[A]. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều.
[B]. có khả năng đâm xuyên khác nhau.
[C]. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều.
[D]. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện).
Mang bản chất là sóng điện từ nên không bị lệch trong điện trường đều và từ trường đều. Chỉ tia X được ứng dụng để chụp X quang. 2 tia có bước sóng có tần số khác nhau nên khả năng đâm xuyên khác nhau.
Câu 31.
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?
[A]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có khả năng ion hóa chất khí như nhau.
[B]. Nguồn phát ra tia tử ngoại thì không thể phát ra tia hồng ngoại.
[C]. Tia hồng ngoại gây ra hiện tượng quang điện còn tia tử ngoại thì không.
[D]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
Đều là những bức xạ không nhìn thấy
Câu 32.
Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây về tia Rơnghen là sai?
[A]. Tia Rơnghen truyền được trong chân không.
[B]. Tia Rơnghen không bị lệch hướng đi trong điện trường và từ trường.
[C]. Tia Rơnghen có bước sóng lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại.
[D]. Tia Rơnghen có khả năng đâm xuyên.
Tia X có bước sóng bé hơn tia hồng ngoại.
Câu 33.
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
[A]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
[B]. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
[C]. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
[D]. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
Mọi vật có nhiệt độ cao hơn 0 K đều phát ra tia hồng ngoại Vậy vật bị nung nóng tới mức phát ra tia tử ngoại thì phải phát ra tia hồng ngoại. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
Câu 34.
Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là
[A]. màn hình máy vô tuyến.
[B]. lò vi sóng.
[C]. lò sưởi điện.
[D]. hồ quang điện.
Hồ quang điện có nhiệt cao nhất (trên \[{{3000}^{O}}C\]) thì là nguồn phat tử ngoại mạnh nhất.
Câu 35.
Tia tử ngoại
[A]. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.
[B]. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.
[C]. không truyền được trong chân không.
[D]. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.
Tia tử ngoại được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn. Tia tử ngoại có khả năng đâm xuyên yếu hơn tia gamma. Tia tử ngoại truyền được trong chân không. Tia tử ngoại có tần số không thay đổi khi truyền từ không khí vào nước.
Câu 36.
Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
[A]. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
[B]. Các vật ở nhiệt độ trên \[{{2000}^{0}}C\] chỉ phát ra tia hồng ngoại.
[C]. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
[D]. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Những vật có nhiệt độ cao (từ \[{{2000}^{0}}C\] trở lên) đều phát tia tử ngoại
Câu 37.
Tia tử ngoại được dùng
[A]. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.
[B]. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.
[C]. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
[D]. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.
Khả năng đâm xuyên của tia tử ngoại không mạnh như tia X có thể tìm lỗi sai bên trong vật đúc bằng kim loại. Mà còn bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh. Nên tầng ozon chính là lớp bảo vệ trái đất khoi tác động tia tử ngoại từ vũ trụ.
Câu 38.
Trong chân không, bước sóng ánh sáng lục bằng
[A]. 546 pm.
[B]. 546 μm.
[C]. 546 mm.
[D]. 546 nm.
Trong chân không, ánh sáng lục có bước sóng trong khoảng 500 ÷ 575 nm
Câu 39.
Tia X được tạo ra bằng cách nào trong các cách sau đây?
[A]. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại có nguyên tử lượng lớn.
[B]. Chiếu tia tử ngoại vào kim loại có nguyên tử lượng lớn.
[C]. Chiếu chùm êlectron có động năng lớn vào một kim loại có nguyên tử lượng lớn.
[D]. Chiếu một chùm ánh sáng nhìn thấy vào một kim loại có nguyên tử lượng lớn.
Cách tạo tia X Để tạo tia X người ta dùng ống Cu-lít-giơ. Ống Cu-lít-giơ là một ống thủy tinh bên trong là chân không, gồm một dây nung bằng vonfam FF’ dùng làm nguồn êlectron và hai điện cực: Dây FF’ được nung nóng bằng một dòng điện. Người ta đặt giữa anôt và catôt một hiệu điện thế cỡ vài chục kilôvôn. Các êlectron bay ra từ dây nung FF’ sẽ chuyển động trong điện trường mạnh giữa anôt và catôt đến đập vào A (làm bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và có nhiệt độ nóng chảy cao) và làm cho A phát ra tia X.
Câu 40.
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
[A]. Tia tử ngoại làm phát quang một số chất.
[B]. Tia tử ngoại có một số tác dụng sinh lí: diệt khuẩn, diệt
[C]. Tia tử ngoại làm đen kính ảnh.
[D]. Tia tử ngoại là dòng các êlectron có động năng lớn.
Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ không thể là các dòng electron được.
Câu 41.
Tia X
[A]. cùng bản chất với tia tử ngoại.
[B]. cùng bản chất với sóng âm.
[C]. có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
[D]. mang điện tích âm nên bị lệch trong điện trường.
Tia X cùng bản chất là sóng điện từ với tia tử ngoại.
Câu 42.
Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?
[A]. Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia hồng ngoại.
[B]. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
[C]. Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.
[D]. Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào
Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào
Câu 43.
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
[A]. Tia tử ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng tím.
[B]. Tia tử ngoại tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.
[C]. Tia tử ngoại có bản chất không phải là sóng điện từ.
[D]. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh và nước hấp thụ rất mạnh.
Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ
Câu 44.
Khi nói về tia Rơnghen (tia X), phát biểu nào dưới đây là đúng?
[A]. Tia Rơnghen có tác dụng lên kính ảnh.
[B]. Tia Rơnghen bị lệch trong điện trường và trong từ trường.
[C]. Tần số tia Rơnghen nhỏ hơn tần số tia hồng ngoại.
[D]. Trong chân không, bước sóng tia Rơnghen lớn hơn bước sóng tia tím.
Tia X có bản chất sóng điện từ nên không bị lệch trong điên trường và từ trường Tia X có tác dụng lên kính ảnh
Câu 45.
Ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,75μm ứng với màu
[A]. đỏ.
[B]. tím.
[C]. lục.
[D]. chàm
Câu 46.
Tính chất nào sau đây không phải là của tia tử ngoại?
[A]. Không bị nước hấp thụ.
[B]. Làm ion hóa không khí.
[C]. Tác dụng lên kính ảnh.
[D]. Có thể gây ra hiện tượng quang điện.
Tia tử ngoại bị nước hấp thụ mạnh
Câu 47.
Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng 0,40 μm. Ánh sáng này có màu
[A]. đỏ.
[B]. vàng.
[C]. tím.
[D]. lục
Câu 48.
Cho các nguồn phát bức xạ điện từ chủ yếu(xem mỗi dụng cụ phát một bức xạ) gồm: Bàn là áo quần(I), đèn quảng cáo(II), máy chụp kiểm tra tổn thương xương ở cơ thể người(III), điện thoại di động(IV). Các bức xạ do các nguồn trên phát ra sắp xếp theo thứ tự tần số giảm dần là:
[A]. IV, I, III, II
[B]. IV, II, I, III
[C]. III, IV, I, II
[D]. III, II, I, IV
IV phát ra sóng vô tuyến; nhiệt độ từ I chỉ đủ để phát ra tia hồng ngoại; II có nhiệt độ lớn hơn I, III phát ra tia X. Vậy có thứ tự tần số giảm dần là III, II, I, IV