Áp dụng định luật ôm cho mạch chứa bình điện phân cần lưu ý các vấn đề sau
Công thức định luật ôm cho toàn mạch
Định luật Ôm cho toàn mạch:
$E_{b}=I(R + r_{b})$
Trong đó:
- Eb: suất điện động của bộ nguồn điện (V)
- rb: điện trở trong của bộ nguồn điện (Ω)
- RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)
- U=IRN=Eb – Irb: độ giảm điện thế của mạch ngoài (V)
- I.rb: độ giảm điện thế của mạch trong (V)
- Bộ “n” nguồn giống nhau mắc nối tiếp: Eb = nE; rb = nr
- Bộ “n” nguồn giống nhau mắc song song: Eb = E; $r_b=\dfrac{r}{n}$
- Hiệu suất của nguồn điện: $H = \dfrac{R_N}{R_N+r_b}.100%= \dfrac{U}{E}.100%$
Đối với bình điện phân coi bình điện phân tương đương với một điện trở mắc trong mạch.
Công thức liên quan đến hiện tượng dương cực tan
Các Định luật Faraday cho hiện tượng dương cực tan
Định luật I Faraday: m=k.q
Định luật II Faraday: \[k=\dfrac{1}{96500}\dfrac{A}{n}\]
Công thức Faraday: \[m=\dfrac{1}{96500}\dfrac{A}{n}q=\dfrac{1}{96500}\dfrac{A}{n}.It\]
Trong đó:
- I: cường độ dòng điện trong chất điện phân (A)
- t: thời gian dòng điện chay qua bình điện phân (s)
- A: khối lượng mol nguyên tử của kim loại làm cực dương (g)
- n: hóa trị của kim loại làm cực dương
- k: đương lượng điện hóa (g/C)
- q: điện lượng (C)
- m: khối lượng chất giải phóng ra ở cực dương (khối lượng kim loại bám vào cực âm) (g)