Đèn Khổng Minh, nguyên lý hoạt động và cách làm đèn trời

Vật lí khám phá T.Trường 2/11/16 17,194 0
  1. Đèn Khổng Minh (Khổng Minh Đăng) còn được gọi là đèn trời (thiên đăng) do Gia Cát Lượng tự Khổng Minh sống ở thời Tam Quốc phát minh ra.
    Lễ hội thả đèn Khổng Minh tại Thái Lan
    [​IMG]
    Cách làm đèn Khổng Minh
    Miệng đèn là một thanh kim loại hoặc tre được uốn thành vòng tròn để làm khung.
    Thân đèn làm bằng bằng giấy bản hoặc giấy gió có độ dai bền, chịu được sức đẩy của gió mà không bị rách.

    Đường kính của miệng đèn và thân đèn tùy vào người làm tuy nhiên thông thường kích thước tương ứng giữa miệng đèn Khổng Minh và thân đèn là 0,8m và 1m.
    [​IMG]
    Cách thả đèn Khổng Minh
    Bạn cần một nguồn nhiệt (thường là vải cuộn tròn đã được tẩm xăng hoặc dầu) buộc vào giữa miệng đèn sao cho cân đối. Khi đốt nguồn nhiệt sẽ làm lớp không khí bên trong đèn nóng lên và giãn nở (tăng thể tích) khiến cho trọng lượng riêng của khối không khí bên trong đèn giảm, lực đẩy Ác-si-mét xuất hiện giúp nâng đèn lên. Hoặc giải thích một cách đơn giản đèn Khổng minh hoạt động dựa trên hiện tượng đối lưu của chất khí.

    Những lưu ý khi thả đèn Khổng Minh:
    • Đèn có thể lên cao khoảng 1km và có thể bay xa tới 5km đến 7km vì vậy nên chọn khu vực thả đèn là những khu vực có không gian rộng lớn không vướng nhà cao tầng hoặc dây điện.
    • Làm đèn và bố trí nguồn nhiệt phải cân đối, chiều cao thân đèn phải phù hợp, nếu quá ngắn khi giấy bắt lửa sẽ làm cháy đèn rơi xuống.
    • Thực sự đèn Khổng Minh là một nguồn nhiệt rất nguy hiểm, nếu nó không cháy hết mà rơi vào các khu vực dễ bắt lửa sẽ phát sinh cháy nổ vì vậy bạn nên cân nhắc thả đèn trước khi gây tai họa cho người khác
    • Miệng đèn làm bằng kim loại khi đèn cháy hết và rơi xuống đường dây điện, trạm biến áp có thể làm chập hay cháy nổ vì vậy nếu có thể nên làm miệng đèn bằng tre.
    Khổng minh phát minh ra đèn trời nhằm mục đích phát tín hiệu quân sự do thời kỳ đó truyền thông tin bằng hình thức đốt lửa vẫn là cách truyền tin nhanh và hiệu quả nhất trong những thời điểm quan trọng.

    Ngày nay đèn Khổng Minh được đưa vào trong các lễ hội nhằm thu hút khách du lịch hoặc đó là một hoạt động văn hóa với mục đích tín ngưỡng là xua đuổi bóng đêm và ma quỷ hoặc đem theo một mong ước nào đó của người thả đèn.
    1
Share