Giới hạn của dãy số, trắc nghiệm toán 11
Định nghĩa Giới hạn của dãy số
Ta nói rằng dãy số $\left( {{u}_{n}} \right)$ có giới hạn $0$( hay có giới hạn là $0$) nếu với mỗi số dương nhỏ tùy ý cho trước, mọi số hạng của dãy số, kể từ một số hạng nào đó trở đi, đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn số dương đó.
Kí hiệu: $\lim {{u}_{n}}=0$.
Nói một cách ngắn gọn, $\lim {{u}_{n}}=0$ nếu $\left| {{u}_{n}} \right|$ có thể nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ số hạng nào đó trở đi.
Từ định nghĩa suy ra rằng:
a) \[\lim {{u}_{n}}=0\Leftrightarrow \lim \left| {{u}_{n}} \right|=0\].
b) Dãy số không đổi $\left( {{u}_{n}} \right)$, với ${{u}_{n}}=0$, có giới hạn là $0$.
c) Dãy số $\left( {{u}_{n}} \right)$ có giới hạn là $0$ nếu ${{u}_{n}}$ có thể gần $0$ bao nhiêu cũng được, miễn là $n$ đủ lớn.
Bài tập giới hạn của dãy số dạng bài cơ bản
Câu 1
Chọn khẳng định đúng.
[A]. Lim un = 0 nếu |un| có thể nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
[B]. Lim un = 0 nếu |un| có thể lớn hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
[C]. Lim un = 0 nếu un có thể nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
[D]. Lim un = 0 nếu un có thể nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Đáp án A.
Xem lại định nghĩa dãy số có giới hạn 0.
Câu 2
Chọn khẳng định đúng.
[A]. Lim un = +∞ nếu un có thể bé hơn một số dương lớn tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
[B]. Lim un = +∞ nếu un có thể lớn hơn một số dương lớn tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
[C]. Lim un = +∞ nếu |un| có thể bé hơn một số dương lớn tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
[D]. Lim un = +∞ nếu |un| có thể lớn hơn một số dương lớn tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Đáp án B.
Xem lại định nghĩa dãy có giới hạn +∞.
Câu 3
Chọn khẳng định đúng.
[A]. Lim un = a nếu un – a có thể nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
[B]. Lim un = a nếu un – a có thể lớn hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
[C]. Lim un = a nếu |un – a| có thể nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
[D]. Lim un = a nếu |un – a| có thể lớn hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Đáp án C.
Xem lại định nghĩa dãy có giới hạn hữu hạn.
Câu 4
Chọn khẳng định đúng.
[A]. Lim qn = 0 nếu q > 1
[B]. Lim qn = 0 nếu q < 1
[C]. Lim qn = 0 nếu |q| > 1
[D]. Lim qn = 0 nếu |q| < 1
Đáp án D.
Câu 5
Chọn khẳng định đúng.
[A]. Lim qn = +∞ nếu q > 1
[B]. Lim qn = +∞ nếu q < 1
[C]. Lim qn = +∞ nếu |q| > 1
[D]. Lim qn = +∞ nếu |q| < 1
Đáp án A.
Xem lại kết quả về dãy số có giới hạn +∞.
Câu 6
Trong các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào sai?
[A]. Nếu |q| ≤ 1 thì lim qn = 0
[B]. Nếu lim un = a, lim vn = b thì lim (unvn) = ab
[C]. Với k là số nguyên dương thì $\lim \dfrac{1}{{{n}^{k}}}=0$
[D]. Nếu lim un = a > 0, lim vn = +∞ thì lim (unvn) = +∞
Đáp án A.
Nếu q = 1thì lim qn = lim 1 = 1
Câu 7
Biết lim un = 3. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau.
[A]. $\lim \dfrac{3{{u}_{n}}-1}{{{u}_{n}}+1}=3$.
[B]. $\lim \dfrac{3{{u}_{n}}-1}{{{u}_{n}}+1}=2$.
[C]. $\lim \dfrac{3{{u}_{n}}-1}{{{u}_{n}}+1}=-1$.
[D]. $\lim \dfrac{3{{u}_{n}}-1}{{{u}_{n}}+1}=1$.
Câu 8
Biết lim un = +∞ . Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau.
[A]. $\lim \dfrac{{{u}_{n}}+1}{3u_{n}^{2}+5}=\dfrac{1}{3}$ .
[B]. $\lim \dfrac{{{u}_{n}}+1}{3u_{n}^{2}+5}=\dfrac{1}{5}$ .
[C]. $\lim \dfrac{{{u}_{n}}+1}{3u_{n}^{2}+5}=0$.
[D]. $\lim \dfrac{{{u}_{n}}+1}{3u_{n}^{2}+5}=+\infty $ .
DẠNG 2: BÀI TẬP TÍNH GIỚI HẠN DÃY SỐ CHO BỞI CÔNG THỨC
Câu 9
Trong các dãy số sau đây, dãy số nào có giới hạn?
[A]. (sin n)
[B]. (cos n).
[C]. ((-1)n).
[D]. $(\dfrac{1}{2})$ .
Câu 10
Trong các dãy số sau đây, dãy số nào có giới hạn khác 0?
[A]. ((0,98)n).
[B]. ((-0,99)n).
[C]. ((0,99)n).
[D]. ((1,02)n).
Câu 11
Biết dãy số (un) thỏa mãn $|{{u}_{n}}-1|<\dfrac{1}{{{n}^{3}}}$ . Tính lim un.
[A]. 1.
[B]. 0.
[C]. -1.
[D]. Không đủ cơ sở để kết luận về giới hạn của dãy số (un).
Câu 12
Giới hạn nào dưới đây bằng +∞?
[A]. lim(3n2 – n3)
[B]. lim(3n2 – n)
[C]. lim(n2 – 4n3)
[D]. lim(3n3 – n4)
Câu 13
$\lim \dfrac{{{(2n-1)}^{2}}(n-1)}{({{n}^{2}}+1)(2n+1)}$ bằng bao nhiêu?
[A]. 1.
[B]. 2.
[C]. 0.
[D]. +∞.
Câu 14
Trong bốn giới hạn sau đây, giới hạn nào là +∞?
[A]. $\lim \dfrac{{{n}^{2}}+3{{n}^{3}}+2}{{{n}^{2}}+n}$ .
[B]. $\lim \dfrac{2{{n}^{2}}-3n}{{{n}^{3}}+3n}$.
[C]. $\lim \dfrac{{{n}^{3}}+2n-1}{n-2{{n}^{3}}}$.
[D]. $\lim \dfrac{{{n}^{2}}-n+1}{1-2n}$.
Câu 15
Trong các giới hạn hữu hạn sau, giới hạn nào có giá trị khác với các giới hạn còn lại
[A]. $\lim \left( 1+\dfrac{{{n}^{2}}\sin 3n}{{{n}^{3}}+1} \right)$.
[B]. $\lim \dfrac{{{n}^{2}}+{{\sin }^{2}}3n}{{{n}^{2}}+5}$.
[C]. $\lim \dfrac{{{2}^{n}}-\cos \text{5n}}{{{5}^{n}}}$.
[D]. $\lim \dfrac{{{3}^{n}}+\cos \text{n}}{{{3}^{n+1}}}$.
Câu 16
Để tính $\lim (\sqrt{{{n}^{2}}-1}-\sqrt{{{n}^{2}}+n})$, bạn Nam đã tiến hành các bước như sau:
Bước 1: $\lim (\sqrt{{{n}^{2}}-1}-\sqrt{{{n}^{2}}+n})=\lim \left( n\sqrt{1+\dfrac{1}{n}}-n\sqrt{1-\dfrac{1}{n}} \right)$ .
Bước 2:$\lim \left( n\sqrt{1+\dfrac{1}{n}}-n\sqrt{1-\dfrac{1}{n}} \right)=\lim n\left( \sqrt{1+\dfrac{1}{n}}-\sqrt{1-\dfrac{1}{n}} \right)$ .
Bước 3: Ta có lim n = +∞; $\lim \left( n\sqrt{1+\dfrac{1}{n}}-n\sqrt{1-\dfrac{1}{n}} \right)=0$.
Bước 4: Vậy $\lim (\sqrt{{{n}^{2}}-1}-\sqrt{{{n}^{2}}+n})$= 0.
Hỏi bạn Nam đã làm sai từ bước nào?
[A]. Bước 1.
[B]. Bước 2.
[C]. Bước 3.
[D]. Bước 4.
Câu 17
$\lim (\sqrt{3n-1}-\sqrt{2n-1})$bằng?
[A]. 1.
[B]. 0.
[C]. -∞.
[D]. +∞.
Câu 18
$\lim \dfrac{\sqrt{{{n}^{2}}+1}-\sqrt{n+1}}{3n+2}$ bằng?
[A]. 0.
[B]. 1/3.
[C]. -∞.
[D]. +∞.
Câu 19
$\lim (1-2n)\sqrt{\dfrac{n+3}{{{n}^{3}}+n+1}}$ bằng?
[A]. 0.
[B]. -2.
[C]. -∞.
[D]. +∞.
Câu 20
Trong các giới hạn sau, giới hạn nào là hữu hạn?
[A]. $\lim \left( \sqrt{n+1}-\sqrt{n} \right)n$
[C]. $\lim \left( \sqrt{{{n}^{2}}+n+2}-\sqrt{n+1} \right)$
[B]. $\lim \dfrac{1}{\sqrt{n+2}-\sqrt{n+1}}$
[D]. $\lim \left( \sqrt{{{n}^{2}}+n+1}-n \right)$
Câu 21
Trong các giới hạn sau, giới hạn nào là không hữu hạn?
[A]. $\lim \dfrac{\sqrt[3]{n}}{\sqrt[3]{n+1}+\sqrt[3]{n}}$
[C]. $\lim \dfrac{\sqrt{{{n}^{2}}+1}+\sqrt{n}}{\sqrt[3]{{{n}^{3}}+n}-n}$
[B]. $\lim \left( \sqrt[3]{{{n}^{3}}+1}-n \right)$
[D]. $\lim \left( \sqrt[3]{{{n}^{2}}-{{n}^{3}}}+n \right)$
Câu 22
Biết $\lim \dfrac{\sqrt{{{n}^{2}}-4n}-\sqrt{4{{n}^{2}}+1}}{\sqrt{3{{n}^{2}}+1}-n}=\dfrac{6-\sqrt{3}}{2}-\dfrac{m}{n}$ , trong đó $\dfrac{m}{n}$ là phân số tối giản, m và n là các số nguyên dương. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
[A]. m.m = 10
[C]. m.m = 15
[B]. m.m = 14
[D]. m.m = 21
Câu 23
Tìm $\lim \dfrac{1-{{2.3}^{n}}+{{6}^{n}}}{{{2}^{n}}({{3}^{n+1}}-5)}$ :
[A]. +∞.
[B]. 1/2.
[C]. 1.
[D]. 1/3.