Hiện tượng đồng bộ dao động của con lắc đơn

Năm 1665, nhà vật lí người Hà Lan Christiaan Huygens được coi là người phát minh ra đồng hồ quả lắc đã phát hiện ra một hiện tượng vật lí đặc biệt đó là khi đặt gần nhau những chiếc đồng hồ sau một khoảng thời gian chúng sẽ lắc cùng một nhịp.

Để dễ hình dung bạn có thể quan sát video thí nghiệm về máy đếm nhịp dưới đây

Có thể gọi ngắn gọn hiện tượng trong thí nghiệm vật lí trên là đồng bộ dao động, đây là một hiện tượng vật lí khá phổ biến trong tự nhiên bạn đã gặp rất nhiều nhưng đôi khi không để ý như: đồng bộ về nhịp tim, đồng bộ về giai điệu trong biểu diễn âm nhạc, đồng bộ dao động của các vận động viên thể thao …

Hiện tượng vật lí xuất hiện từ 1665 đã cách đây hơn 350 năm, tuy nhiên để giải thích được hiện tượng đó dưới góc độ khoa học khá là khó khăn khiến cho các nhà vật lí phải đau đầu.

Đến năm 2015 trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Report hiện tượng vật lí đồng bộ chuyển động của con lắc được cho là liên quan đến sự truyền năng lượng bằng xung âm thanh. Để chứng minh cho giả thuyết đó, các nhà khoa học đã phát triển một mô hình toán học phức tạp trên máy tính trước khi tiến hành thí nghiệm thực tế với 2 cái đồng hồ quả lắc.

Sự đồng bộ chuyển động, vật lí khám phá

Hai chiếc đồng hồ lớn được sử dụng trong thí nghiệm chứng minh sự truyền năng lượng bằng xung âm thanh.

Các nhà khoa học còn nhận ra rằng trong khi các đồng hồ đồng bộ hóa thì chúng chạy chậm hơn và chính xác hơn theo thời gian, ngoài ra trong quá trình đồng bộ chúng có thể là “rung” thanh gỗ (giá đỡ hai chiếc đồng hồ). Độ cứng, độ dày và khối lượng của giá đỡ có thể ảnh hưởng đến cách thức mà các đồng hồ đồng bộ và độ chính xác về thời gian. Điều này chứng tỏ xung năng lượng âm thanh có thể truyền qua không khí và những vật kết nối hai chiếc đồng hồ với nhau.

nguồn: Livescience

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top