Phần I: Tìm hiểu về Lực 1/ Lực là gì? – Lực Là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự tác dụng của vật này lên vật khác. – Lực là đại lượng véctơ (có hướng). – Lực không thể nhìn thấy bằng mắt thường chỉ quan sát được biểu hiện của lực (gây ra chuyển động cho vật hoặc làm vật bị biến dạng) → lực là nguyên nhân chính gây ra chuyển động cho vật. Câu hỏi thêm: một vật đang đứng yên (trong hệ qui chiếu ta xét) muốn chuyển động bắt buộc phải có lực tác dụng; vậy vật đang chuyển động có cần phải có lực tác dụng hay không? 2/ Cách biểu diễn lực: – Điểm đặt của lực: tại trọng tâm của vật bị lực tác dụng. – Phương chiều: theo phương chiều của véc tơ lực. 3/ Ví dụ về biểu diễn lực: a/ Lực tác dụng vào vật theo phương ngang, chiều trái qua phải b/ lực tác dụng vào vật theo phương thẳng đứng, chiều trên xuống c/ lực tác dụng vào vật theo phương hợp với phương ngang góc 30° hướng lên. d/ lực tác dụng vào vật theo phương hợp với phương thẳng đứng góc 30° hướng lên. 4/ Lực và phản lực: – Lực và phản lực giống như 2 mặt của một vấn đề, xuất hiện cùng nhau và biến mất cùng nhau (độ lớn bằng nhau; đặt vào hai vật khác nhau; nhưng ngược chiều) – Ví dụ về lực và phản lực: