Lý giải khoa học về những giấc mơ kì lạ và cách kiểm soát nó

Những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống, làm việc căng thẳng và những thay đổi trong thói quen đều có tác động đến giấc mơ của chúng ta, khiến chúng trở nên kì lạ, sống động như thật.

Những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống, làm việc căng thẳng và những thay đổi trong thói quen đều có tác động đến giấc mơ của chúng ta – khiến chúng trở nên kì lạ, sống động như thật và đáng nhớ hơn.

Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra giấc mơ kì lạ và cách để chúng ta kiểm soát chúng.

Tại sao có giấc mơ kì lạ?

Cơ thể chúng ta trải qua các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ mỗi đêm. Hầu hết các giấc mơ đều xảy ra trong giai đoạn mắt chuyển động nhanh (Rapid Eye Movement – REM), tức là sau 90 phút sau khi bạn ngủ. Giấc mơ thường kéo dài 10 – 20 phút và lặp lại nhiều lần trong một giấc ngủ. Ở giai đoạn này, nồng độ serotonin và norepinephrine – hai loại hormone chịu trách nhiệm cho tính logic và sự tập trung sẽ giảm đi. Bởi vậy giấc mơ của bạn có thể hết sức lộn xộn, vượt ra khỏi tưởng tượng mà bạn chỉ có thể nhận thấy khi tỉnh dậy mà thôi.

Những giấc mơ trong giấc ngủ trong giai đoạn REM thường kỳ quái.

Những giấc mơ trong giấc ngủ trong giai đoạn REM thường kỳ quái.

Stephanie Stahl, MD, một bác sĩ y học về giấc ngủ tại Đại học Indiana cho biết, những giấc mơ trong giấc ngủ trong giai đoạn REM thường kỳ quái, sống động hay thay đổi và thường gắn liền với cảm xúc.

Mục đích của những giấc mơ còn là một bí ẩn đối với cộng đồng khoa học, mặc dù có một số bằng chứng về lý do tại sao bạn có thể có những giấc mơ đặc biệt kì lạ:

  • Bạn đang xử lý thông tin mới. Một nghiên cứu cho rằng giấc mơ đóng vai trò trong việc xử lý thông tin bạn đã thực hiện trong ngày, củng cố ký ức và sắp xếp kiến thức mới. Cụ thể, bà Stahl nói rằng nếu bạn tập trung vào một chủ đề ngay trước khi đi ngủ, khả năng cao là nó sẽ xuất hiện trong giấc mơ của bạn. “Nếu bạn ám ảnh khi xem các tin tức về Covid-19 khi xem tin tức trên truyền thông gần giờ đi ngủ, bạn có thể có nhiều giấc mơ liên quan đến nội dung này”, bà Stahl nói.
  • Bạn đang hoạt động thông qua cảm xúc của mình. “Có bằng chứng cho thấy giấc mơ là hình thức tự trị liệu tâm lý”. Ông Alex Dimitriu, MD, bác sĩ tâm thần và là người sáng lập Menlo Park Psychiatry and Sleep Medicine nói: “Chúng ta hình thành ký ức, xử lý trải nghiệm mà còn là cảm xúc khi ngủ. Giấc ngủ REM hay giấc mơ được cho là đặc biệt quan trọng trong quá trình xử lý cảm xúc”. Ví dụ, mức độ căng thẳng càng cao càng gia tăng giấc ngủ REM dẫn đến giấc mơ sống động hơn. Ngoài ra còn có mối liên quan mạnh mẽ giữa rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và tỷ lệ gặp ác mộng.
  • Có sự thay đổi trong thói quen hàng ngày của bạn. Rajkumar Dasgupta, MD, trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Đại học Y khoa Keck thuộc Đại học Southern California cho biết, chu kỳ REM ngày càng dài hơn và sâu hơn trong suốt đêm, dẫn đến giấc ngủ sâu nhất ngay trước khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Nếu bạn ngủ nhiều hơn bình thường sẽ làm tăng khả năng trải nghiệm giấc mơ kì lạ. Và điều ngược lại cũng có thể đúng: thiếu ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn có thể dẫn đến giấc mơ sống động hơn.
  • Có người ngoài hành tinh bên ngoài đường chân trời vũ trụ?

    Vị giác của chúng ta hoạt động như thế nào?

    15 cách giúp nhà của bạn mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng

    Hình ảnh ấn tượng: Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS bay ngang Mặt Trời

Làm thế nào để kiểm soát được những giấc mơ kì lạ?

Hầu hết mọi người đều có những giấc mơ kì lạ theo khoảng thời gian, ông Dimitriu nói, nhưng chúng không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.

Trên thực tế, có một vài cách để ngăn chặn gặp những giấc mơ kì lạ hoặc làm dịu bản thân sau khi chúng xảy ra:

  • Giảm căng thẳng. Những hoạt động ngay trước khi ngủ có thể tác động đến giấc mơ. Vì vậy hãy cố gắng kiểm soát chúng bằng cách hạn chế xem hoặc đọc một tin tức đáng sợ, hay hoạt động não bộ mạnh. Ngoài ra để có giấc ngủ tốt bạn nên kết hợp với vài cách như viết nhật ký, tập thể dục thường xuyên, ngồi thiền hoặc nói chuyện với một nhà trị liệu.
  • Kỹ thuật thư giãn. Nếu cơn ác mộng khiến bạn choàng tỉnh dậy lúc nửa đêm, bạn khó có thể ngủ lại. “Sau cơn ác mộng hãy cố thư giãn, hít thở sâu, tập trung vào việc giảm nhịp tim và tránh suy nghĩ về điềm báo của những giấc mơ như lời đồn thổi”, bà Stahl nói. Bạn cũng có thể đọc một cuốn sách cho đến khi bắt đầu cảm thấy buồn ngủ lần nữa.
  • Hãy thử thực hiện giấc mơ. Một phương pháp gọi là “Diễn tập giấc mơ” là một cách để kiểm soát việc cơn ác mộng phá hỏng giấc ngủ ngon của bạn. Quá trình này bao gồm việc viết ra câu chuyện trong cơn ác mộng và sau đó mô tả lại cái kết hạnh phúc hay vui vẻ hơn, có thể “Vẽ ra một cái kết đẹp ngay trước khi đi ngủ”, ông Dimitriu nói.
  • Lên thói quen ngủ. Bạn nên tạo thói quen ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, điều này có thể giúp điều chỉnh nhịp sinh học của bạn và tránh ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ.

Nếu bạn tiếp tục gặp cơn ác mộng nhiều lần khiến bạn thường xuyên khó có một đêm ngon giấc, thì bạn nên nói chuyện thêm với các bác sĩ tâm lý để đưa ra cách cụ thể và hữu ích nhất nhé.

nguồn: khoahoc.tv

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top