Va chạm đàn hồi, va chạm mềm, bảo toàn động lượng vật lí 10

Tổng hợp khái niệm va chạm đàn hồi, va chạm mềm, định luật bảo toàn động lượng trong chương trình vật lí lớp 10

Va chạm đàn hồi là va chạm xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian rất ngắn, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

Va chạm đàn hồi là gì?

Va chạm đàn hồi, va chạm mềm, bảo toàn động lượng vật lí 10 13

hình minh họa va chạm đàn hồi xuyên tâm

Xét va chạm đàn hồi trực diện xuyên tâm

Va chạm đàn hồi, va chạm mềm, bảo toàn động lượng vật lí 10 15
Hệ hai vật là hệ kín vì ngoại lực tác dụng vào hai vật bằng không

Ngoại lực tác dụng vào hệ hai vật va chạm đàn hồi bằng 0 → hệ hai vật va chạm đà n hồi là hệ kín → áp dụng định luật Bảo toàn động lượng

Bảo toàn động lượng cho hệ hai vật va chạm đàn hồi

m1v1 + m2v= m1v/1 + m2v/(1)

Bảo toàn động năng =>

\[\dfrac{m_{1}v_{1}^{2}}{2}+\dfrac{m_{2}v_{2}^{2}}{2}=\dfrac{m_{1}{v’}_{1}^{2}}{2}+\dfrac{m_{2}{v’}_{2}^{2}}{2}\] (2)

từ (1) và (2)

\[v’_{1}=\dfrac{(m_{1}-m_{2})v_{1}+2m_{2}v_{2}}{m_{1}+m_{2}}\]  (3)

\[v’_{2}=\dfrac{(m_{2}-m_{1})v_{2}+2m_{1}v_{1}}{m_{1}+m_{2}}\] (4)

Lưu ý v1;v2;v’1; v’2 là các giá trị đại số có thể âm, dương hoặc bằng 0 tùy vào từng trường hợp cụ thể và hệ quy chiếu ta chọn.

Các trường hợp đặc biệt của va chạm đàn hồi xuyên tâm

Hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2

Từ biểu thức (3) và (4) ta suy ra được v’1= v2; v’2= v1 có nghĩa là sau va chạm chuyển động của vật m1 sẽ truyền cho vật m2 và chuyển động của vật m2 truyền cho vật m1; Nếu ban đầu vật m2 đứng yên v2= 0 thì v1= 0; v’2= v1 vật m1 truyền toàn bộ chuyển động của mình cho vật m2 như hình minh họa dưới

Va chạm đàn hồi, va chạm mềm, bảo toàn động lượng vật lí 10 17

Vật m1 có khối lượng rất nhỏ so với vật m2 và ban đầu vật m2 có v2 = 0

m1 << m2 => phép toán gần đúng \[\dfrac{m_{1}}{m_{2}}\approx 0\]  thay vào biểu thức (3) và (4) => v’2= 0; v’1=- v1có nghĩa là sau va chạm vật m2 vẫn nằm yên còn vật m1 bị bật ngược trở lại.

Bài toán va chạm mềm (va chạm không đàn hồi)

Va chạm đàn hồi là gì? va chạm mềm là gì? bài toán va chạm

Va chạm mềm là va chạm không đàn hồi, sau va chạm hai vật gắn chặt vào nhau và chuyển động cùng với vận tốc giống nhau.

Công thức định luật bảo toàn động lượng cho hệ hai vật va chạm mềm theo phương ngang, sau đó dính vào nhau.

m1v1 + m2v2 = (m1 + m2)V => \[V=\dfrac{m_{1}v_{1}+m_{2}v_{2}}{m_{1}+m_{2}}\]

Lưu ý v1;v2;V là các giá trị đại số có thể âm, dương hoặc bằng 0 tùy vào từng trường hợp cụ thể và hệ quy chiếu ta chọn.

Va chạm đàn hồi, va chạm mềm, bảo toàn động lượng thuộc chương trình vật lí lớp 10 chủ đề động lượng

Bài tập ví dụ về bảo toàn động lượng

Bài 1: vật m1 chuyển động với vận tốc 6m/s đến va chạm với vật m2 chuyển động ngược chiều với vận tốc 2m/s. Sau va chạm hai vật bật ngược trở lại với vận tốc 4m/s. Tính khối lượng của hai vật biết m1 + m2=1,5kg.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải bài tập bảo toàn động lượng cho hệ 2 vật va chạm

Phân tích bài toán

m1 + m2=1,5kg

v1=6m/s; v2=2m/s; v’1=v’2=4m/s

Giải

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật m1

m1v1 + m2v2=m1v’1 + m2v’2

=> 6m1 + m2(-2) = m1 (-4) + 4m2=> 10m1=6m2 (1)

m1 + m2=1,5kg (2)

từ (1) và (2) => m1=0,9375kg => m2=0,5625kg

[collapse]
+1
318
+1
65
+1
38
+1
30
+1
112

5 thoughts on “Va chạm đàn hồi, va chạm mềm, bảo toàn động lượng vật lí 10”

  1. Trong mặt phẳng Oxy , cho tam giác ABC có A1; 1 , tâm đường tròn ngoại tiếp, tâm đường
    tròn nội tiếp lần lượt là 5 ;1
    2
    I      , J 2;0. Đường thẳng chứa cạnh BC đi qua điểm nào dưới

    đây?

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top