Ném chai nước để dập lửa – ý tưởng này thoạt nghe thì có vẻ hợp lý. Nhựa gặp lửa sẽ chảy rất nhanh, giải phóng nước bên trong giúp chữa cháy?
https://youtu.be/YrRWJSq8A0g
Đó là vì không một nơi nào trên thế giới làm nó cả. Bởi nó không hề hiệu quả một chút nào.
Nhựa để làm các chai nước trên thị trường hiện nay hầu hết là PET – polyethylene terephthalate, với nhiệt độ nóng chảy rơi vào khoảng 250 – 260°C. Trong khi đó, một đám cháy có nhiệt độ khoảng 600 độ, nên khi tiếp xúc, chai nhựa sẽ chảy ngay tắp lự.
Còn khi chai nhựa chứa đầy nước thì sẽ hơi khác một chút. Chai nhựa sẽ trở nên lỳ lợm hơn rất nhiều, giống như bức hình sau đây: chai nhựa dù đặt lên lửa nhưng vẫn không hề nóng chảy.
Lý do là bởi nước là một chất dẫn nhiệt rất tốt. Nhiệt độ nóng chảy của nhựa cao hơn nhiệt độ sôi của nước, vậy nên nước lúc này đóng vai trò như một bể giữ nhiệt, ngăn không cho nhựa chạm đến điểm tan chảy.
Tuy nhiên, quay trở lại với vụ hỏa hoạn. Khi ném một chai nhựa đầy nước vào đám cháy, nó sẽ chẳng có tác dụng gì cả. Nhựa chảy ra quá chậm, khi nước ra được ngoài cũng đã đạt đến nhiệt độ sôi, trong khi ngọn lửa có quá nhiều nguyên liệu để khiến vụ cháy lan tỏa với tốc độ nhanh.
Đó là chưa kể đến các loại khí sinh ra khi nhựa tan chảy. Nếu là nhựa PET, sản phẩm tạo thành là CO2 và nước thì không sao, nhưng nếu sử dụng các loại nhựa khác như polistyrene, pvc, nylon… hậu quả có thể rất kinh khủng. Khi cháy, các loại nhựa này có thể sinh ra khí độc cyanide, cực kỳ có hại cho sức khoẻ con người.