Nguyên nhân gây ra động đất thang đo cường độ động đất

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Nguyên nhân gây ra động đất thang đo cường độ động đất 15

Một trận động đất 6,8 độ Richter xảy ra ở phía nam tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Một xe cần cẩu kéo những ô tô dưới lớp gạch đá bên tuyến đường cao tốc sụp đổ tại Kobe sau trận động đất. Hơn 150.000 tòa nhà, cảng biển và 1 km đường cao tốc hư hại nặng nề sau cơn địa chấn.

Nguyên nhân dẫn đến động đất

Nguyên nhân nội sinh

  • Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới)
  • Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%).
  • Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.

Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.

Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Nguyên nhân gây ra động đất thang đo cường độ động đất 17

Đoàn tàu hỏa trật đường ray ở thành phố Kobe, địa phương nằm gần tâm chấn nhất nên chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Video lý giải nguyên nhân gây ra động đất thường xuyên ở Nhật Bản

https://youtu.be/9iIl4Y0EKmk

Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đạI dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.

Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên.

Cách xác định Độ lớn của trận động đất

Nguyên nhân gây ra động đất thang đo cường độ động đất 19
Nhà cửa tan hoang sau động đất.

Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:

  • Từ 1 – 2: Không nhận biết được.
  • Từ 2 – 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.
  • Từ 4 – 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.
  • Từ 5 – 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.
  • Từ 6 – 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.
  • Từ 7 – 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.
  • Từ 8 – 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.
  • Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.

Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

Phương pháp mới cảnh báo động đất giúp giảm thiểu thiệt hại do động đất gây ra

Các nhà khoa học thuộc khoa Vật lí của trường Đại học Chile vừa công bố một nghiên cứu mà theo họ sẽ mở ra một hướng đi đầy hứa hẹn trong việc dự báo chính xác các trận động đất.

Qua nhiều năm khảo sát các trận động đất xảy ra ở Nhật Bản và Chile, các nhà khoa học nhận thấy có sự thay đổi đột ngột của từ trường Trái Đất ngay trước thời điểm xảy ra động đất. Nhóm nghiên cứu cũng xác định được chính xác khoảng thời gian từ khi từ trường thay đổi cho đến khi các trận động đất xảy ra.

Nguyên nhân gây ra động đất thang đo cường độ động đất 21

Theo các nhà khoa học, thời điểm xảy ra động đất thường cách từ 2 đến 4 tiếng sau khi từ trường Trái Đất thay đổi. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp mới này còn giúp dự đoán chính xác được cường độ của các trận động đất.

nguồn: khoahoc.tv

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top