Thành công là gì, bài học về xác định mục tiêu, vật lí khám phá

Vật lí khám phá T.Trường 7/9/17 1,442 0
  1. Thành công là gì? cả cuộc đời gần như chúng ta phấn đấu và hai từ này, nếu bạn phải trả lời cho câu hỏi thành công là gì thì bạn sẽ trả lời như thế nào?

    Khi bạn sống, những người xung quanh như bạn bè, thầy cô, bố mẹ của bạn thường lấy những tấm gương về người khác và cho rằng sống và phấn đấu như họ thì sẽ đạt được thành công và từ đó đề ra chuẩn mực: mày phải như thế này, con phải như thế này, em phải như thế này ... nếu bạn làm theo bạn sẽ thành công !?

    [​IMG]
    Thành công đơn giản là biết hoàn thành mục tiêu mà bạn đề ra

    Nếu bạn bắt đầu một ngày bằng những câu hỏi
    Học vật lí để làm gì? học phần lý thuyết vật lí này để làm gì? Giải bài tập vật lí này thì áp dụng được gì cho cuộc sống? và nhiều nhiều câu hỏi để là gì khác nữa ... Câu trả lời cho câu hỏi để làm gì sẽ xây dựng nên mục đích của hành động bạn đang làm, từ mục đích đó hình thành nên mục tiêu mà bạn muốn hướng tới.

    Có một câu trả lời cho tất cả câu hỏi trên đó là: vì ... bảo thế. Bạn có thể lắp bất kỳ ai đó mà bạn muốn vào dấu ... VD: vì bố mẹ bảo thế, vì thầy cô bảo thế, vì bạn em nó bảo thế.

    Nếu bạn trả lời cho những câu hỏi trên bằng câu ngắn gọn vì ... bảo thế về cơ bản bạn đang chưa xác định được cho mình mục tiêu trong phạm vi ngắn của mình là gì, chính vì vậy đôi khi cảm giác chán xuất hiện và để lấp đầy nó ta phải giải trí bằng những gì ta thích, ta yêu ... những thứ cho ta cảm giác ta tự chủ.

    Thế nào để xác định được một mục tiêu đúng?
    Bản thân tác giả có lẽ đợi đến khi gần tèo mới trả lời được những mục tiêu nào trong cuộc đời mình là đúng, là sai. Mọi người ai cũng vậy không ai có thể trả lời chính xác việc mục tiêu của mình là đúng hay sai, chỉ có lịch sử và những nhân chứng xung quanh mới kết luận được. Tuy nhiên không phải vì không biết mục tiêu là đúng hay sai mà ta lại không lập được một mục tiêu để vươn tới hai chữ "thành công"

    Cách xác định mục tiêu
    Thứ nhất bạn không phải là thiên tài, thứ hai bạn không phải là nhà dự đoán tương lai nên không thể ngay lập tức nghĩ ra mục tiêu lớn cả đời được. Hãy bắt đầu bằng mục tiêu trong ngắn hạn trước.

    Bạn thích điều gì nhất?
    Thích! nói chung là một cảm giác rất chi là thú vị, nó kích thích não bộ đến quên mọi thứ xung quanh và đôi khi nó làm các thứ khác trở nên tầm thường và vớ vẩn. Chính vì vậy mà ta thường thích rất nhiều thứ và trong mỗi khoảng thời gian ta lại có những sở thích khác nhau, khi còn bé bạn sẽ thích một cái kẹo giá 1000VNĐ còn hơn là tờ 100$ nhưng lớn lên bạn sẽ chọn tờ 100$ bởi bạn biết rằng tờ 100$ sẽ mua được nhiều cái kẹo và nhiều thứ khác nữa. Sở thích luôn phát triển song hành cùng sự phát triển của trí tuệ.

    Trong phạm vi xa nhất mà bạn có thể nghĩ được, ngày mai, tuần này, tháng này, năm nay, kỳ này bla bla ... hãy đặt một điều mình thích nhất lên và phấn đầu vì nó. Khi bạn phấn đầu làm việc vì điều mình thích thì bạn sẽ thấy rằng đó là công việc ý nghĩa nhất mà bạn đang làm và đó cũng chính là cách mà bạn xây dựng mục tiêu.
    Để xây dựng một mục tiêu lớn cần xây dựng các mục tiêu nhỏ. Trong mỗi một mục tiêu nhỏ có thể chia thành nhiều mục tiêu nhỏ hơn.

    Đối với bộ môn vật lí phổ thông, về cơ bản được chia thành vật lí lớp 10, vật lí lớp 11, vật lí lớp 12. Hãy đặt mục tiêu năm lớp 10 phải nhớ được cách phân tích lực tính độ lớn các loại lực, bảo toàn năng lượng, động lượng để dùng cho lớp 11, lớp 12.

    Đối phó thế nào với những điều mình không thích?
    Cuộc đời nó ... nạn ở chỗ những điều mình không thích luôn bao trùm và nhiều hơn rất nhiều những điều mình thích. Bạn không thể trối bỏ nó, trốn tránh nó, cách tốt nhất là xử lý nó. Đây cũng là một mục tiêu phụ mà bạn cần phải xác định để hoàn thành mục tiêu chính.

    Bạn cực kỳ ghét môn vật lí, môn vật lí thật khó hiểu, bài tập vật lí thì nhiều mà chẳng áp dụng được gì ... Thay vì bỏ qua bộ môn vật lí, hãy xây dựng một mục tiêu nhỏ là đạt điểm đủ qua môn vật lí. Lý thuyết vật lí mấy trăm năm qua có sửa đổi vài chỗ, sách giáo khoa thì chắc thay đổi vài lần nhưng về cơ bản lý thuyết (hữu hạn) là không có thay đổi nhiều, mấy công thức tính cũng thế, chỉ có bài tập là thay đổi và ra mới liên miên (vô hạn). Học lý thuyết (cái hữu hạn) trước cơ bản thì cứ nhớ mấy cái công thức vật lí trong sách giáo khoa và giải thích được các ký hiệu trong công thức kèm theo đơn vị của nó nếu có, các hằng số bỏ qua hết vì đề sẽ cho. Làm bài tập vật lí cơ bản trước (bài tập vận dụng công thức giúp nhớ công thức) rồi học phương pháp giải dạng bài tập vật lí (bài tập thì vô hạn nhưng dạng bài tập thì hữu hạn). Dạng bài nào quá khó nhớ bỏ qua. Mỗi ngày một chút học 20 phút nghỉ 5 phút, một ngày dành ra tối thiểu 1h là đủ (nếu thực sự tập trung).

    Câu chuyện về mục tiêu rõ ràng tạo nên sự khác biệt của ông thầy người Do Thái.
    “Thầy giáo Do Thái chèo một chiếc thuyền lớn theo sau những nam sinh dũng cảm đang bơi trong dòng nước biển xanh ngắt. Bơi chưa đầy nửa dặm, những chàng trai vốn bơi rất giỏi lại dần bỏ cuộc mà trèo lên thuyền của thầy. Tất cả đều cảm thấy kiệt sức và không thể bơi tiếp. Người thầy chỉ cười và tiếp tục chèo thuyền ra xa bờ hơn.

    [​IMG]

    Khi cách bờ khoảng một dặm thì thầy đột ngột dừng thuyền và ra lệnh cho tất cả các học sinh của mình nhảy ra khỏi thuyền và bơi vào bờ ngay vì thuyền sắp chìm. Thấy con thuyền nặng nề chở cả nhóm người đông đúc như muốn chìm thật, các học trò liền nhảy ngay xuống biển và cố hết sức bơi vào bờ mà không ngoái đầu trở lại…

    [​IMG]
    Nghe xong các câu trả lời của học trò, người thầy Do Thái điềm tĩnh nói: “Như các em vừa trải qua, bờ biển là mục tiêu rõ ràng. Khi có mục tiêu rõ ràng để vươn tới, tất cả các em đã bơi được một quãng xa một cách dễ dàng. Mục tiêu rõ ràng trong tầm mắt đã truyền cho các em sức mạnh, sự bền chí và niềm tin để chinh phục mọi khó khăn. Hơn nữa, khi các em bơi vào bờ với suy nghĩ rằng con thuyền của thầy đang chìm, các em không còn có thể dựa vào con thuyền nữa ngoài chính sức lực còn lại của các em, nên các em đã dốc sức bơi vào cho bằng được.”

    Có mục tiêu rõ ràng, và không còn đường lùi hay bất cứ sự hỗ trợ nào khác, các em đã dựa vào chính mình và đã về đích ngoạn mục. Còn khi các em bơi từ trong bờ ra biển khơi vô tận, các em không thấy được mục tiêu phía trước mặt, nên các em nhanh chóng rơi vào cảm giác hoang mang, rồi dần trở nên tuyệt vọng…

    Không có mục tiêu rõ ràng để vươn tới, các em đều dễ dàng bỏ cuộc. Chắc chắn lúc ấy các em đều cho rằng mình đã cố hết sức rồi và chỉ được đến thế thôi. Hôm nay biển lặng, chúng ta lại ở trong vịnh nên không có con sóng nào lớn cản trở các em khi bơi ra biển, và cũng chẳng có con sóng xuôi chiều nào giúp các em bơi nhanh hơn vào bờ, nhưng các em đều tự mình vượt được quãng đường xa hơn nhiều quãng đường mà ngay trước đó không lâu các em đã cho rằng mình đã bơi hết khả năng đấy thôi.”.

    vật lí phổ thông, vật lí khám phá
    1
Share