Từ chiều ngày 27/8/2017, tuyến cáp quang (AAG) gặp sự cố, mất lưu lượng trên tuyến, gây ảnh hưởng đến kết nối Internet của Việt Nam đi quốc tế.
Vậy tuyến cáp quang AAG là gì?
Tuyến cáp quang AAG (Asia-America Gateway) là tuyến cáp quang biển xuyên lục địa dài hơn 20.000km, băng thông thiết kế đạt 2Tb/s, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Với tổng vốn đầu tư gần 600 triệu USD, AAG được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2009 đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Mỹ (Guam, Hawaii và California). Ngoài FPT Telecom, có 3 nhà mạng viễn thông khác của Việt Nam cũng tham gia khai thác tuyến cáp quang biển AAG là VNPT, Viettel và Sangon Postel (SPT).
Để khắc phục sự cố trên, các nhà mạng trong nước đã chuyển một phần lưu lượng sang tuyến cáp quang mới APG (Asia-Pacific Gateway)
Việc truyền dẫn dữ liệu trên toàn cầu chủ yếu thực hiện thông qua các tuyến cáp quang ngầm trên biển, chỉ một phần nhỏ là truyền dẫn qua vệ tinh (khoảng 1% lưu lượng). Trên thế giới có rất nhiều tuyến cáp quang ngầm trên biển.
Video bản đồ hệ thống cáp quang dưới đáy đại dương
https://youtu.be/9rlUPWpLWOw
Nguyên nhân chính của sự cố đứt cáp quang ngầm trên biển là do hoạt động của các tàu đánh cá, mỏ neo của các tàu này khi rà dưới đáy biển rất dễ móc phải các đường cáp quang này và gây đứt cáp. Trong khi đó vùng biển Đông Việt Nam lại có hoạt động hàng hải khá tấp nập. Ngoài ra cáp quang biển cũng có thể bị đứt do tác động từ tự nhiên như động đất, núi lửa dưới lòng đại dương
Sau khi đã xác định được vị trí bị đứt, trong vòng 48h, Trung tâm Điều hành cáp quang AAG sẽ lên kế hoạch sửa chữa chi tiết. Việt Nam nằm ở khu vực SEAIOCMA – một trong 3 khu vùng châu Á – Thái Bình Dương theo phân chia của nhà điều hành cáp quang AAG. Khu vực này có 3 đội tàu xử lý nằm ở các điểm Phillipines, Singapore và Ấn Độ.
Cách nối cáp quang dưới biển khi bị đứt
https://www.youtube.com/watch?v=r4IqSOysD2o