3 lý do bạn nên đọc sách tâm lý học về tiền của Morgan Housel
Chúng ta thường nhìn tiền dưới góc nhìn của một nhà kinh tế hoặc một người có tư duy logic biết đắn đo suy nghĩ xem nên làm gì tốt nhất với tiền của mình. Tuy nhiên theo tác giả Morgan Housel chuyện tiền bạc của chúng ta lại thiên về vấn đề tâm lý, đó chính là lý do vì sao ông viết cuốn sách tâm lý học về tiền.
Mục lục sách tâm lý học về tiền
- Giới thiệu: Buổi trình diễn lớn nhất hành tinh
- Không ai điên
- May mắn và rủi ro
- Không bao giờ là đủ
- Sự tích lũy gây chấn động
- Làm giàu và tư duy của sự giàu có
- Sự kiện sau chót. bạn thắng rồi
- Tự do
- Nghịch lý người đàn ông trong xe ô tô
- Của cải là thứ mà bạn không nhìn thấy
- Tiết kiệm tiền
- Hợp lý
- Bất ngờ chưa
- Chừa chỗ cho sai lầm
- Rồi bạn sẽ khác
- Không gì là miễn phí
- Bạn và Tôi
- Nét quyến rũ của chủ nghĩa bi quan
- Khi bạn tin vào bất cứ điều gì
- Tổng hợp lại
- Lời thú nhận
Tâm lý học về tiền: không ai điên
Khái niệm hệ quy chiếu trong vật lí chưa bao giờ hết hot, hiểu được khái niệm hệ quy chiếu và áp dụng vào trong cuộc sống bạn sẽ thấy nó ở khắp mọi nơi.
Nhiều người trong chúng ta khi được nghe những câu chuyện người khác sử dụng tiền một cách điên rồ đều cho rằng hành động đó là sai lầm, nếu là bạn thì bạn sẽ … bla … bla
Cùng là một hiện tượng vật lí, trong các hệ quy chiếu khác nhau sẽ cho ta góc nhìn khác nhau bạn hãy luôn ghi nhớ đều này, những gì bạn nhìn thấy không có nghĩa là người khác cũng nhìn thấy và ngược lại.
Chỉ khi nào bạn thực sự sống trong hoàn cảnh của người khác, tư duy như cách tư duy của họ thì mình mới có thể hiểu phần nào quan điểm và cách xử lý của họ.
Chính vì lý do này nên không có ai điên cả.
Tâm lý học về tiền: May mắn và rủi ro
May mắn và rủi ro là hai yếu tố đồng thời tồn tại trong cuộc sống, đặc biệt là trong vấn đề tiền bạc. Sự khác biệt giữa chúng thường chỉ là một vài milimet, không thể đánh giá rõ ràng. Việc đánh giá thành công hoặc thất bại của bản thân hoàn toàn dựa trên nỗ lực là không chính xác. Thật vậy, chúng ta thường xem thành công của người khác là do may mắn và thiếu công bằng, nhưng khi đánh giá bản thân, chúng ta lại chấp nhận rằng thành công của mình chỉ là do nỗ lực.
Điều này dẫn đến việc chúng ta thường không để ý đến yếu tố may mắn hay rủi ro, điều mà chúng ta cần phải nhận thức để tránh ghen tức và ganh tỵ. Việc đánh giá thành công của mình hoặc của người khác chỉ dựa trên nỗ lực sẽ không đủ, vì có quá nhiều yếu tố khác như thông tin, sự kiện và sự kết hợp gây nhiễu. Vì vậy, để đánh giá đúng một người, chúng ta cần phải quan tâm đến bối cảnh xung quanh.