Bài tập cấu tạo hạt nhân, vật lí 12

Bài tập cấu tạo hạt nhân, năng lượng hạt nhân vật lí 12 Hạt nhân nguyên tử

Bài tập cấu tạo hạt nhân, vật lí 12
Bài tập cấu tạo hạt nhân, vật lí 12

Lý thuyết cần nhớ để giải bài tập Cấu tạo hạt nhân

  • Nguyên tử được cấu tạo bởi các electron và hạt nhân.
  • Hạt nhân được tạo thành bởi hai loại hạt là proton và nơtron; hai loại hạt này có tên chung là nuclôn.
  • Có kích thước rất nhỏ (10-14÷10-15)
  • Kí hiệu: \(_Z^AX\)

Trong đó:

  • X: tên nguyên tử
  • Z: số hiệu nguyên tử (là vị trí của hạt nhân trong bảng tuần hoàn hóa học)
  • Số hạt proton = số hạt electron = số Z
  • A: số khối = số proton + số nơtron
  • Cấu tạo các hạt sơ cấp: \(_{ – 1}^0e;{\rm{ }}_1^1p;{\rm{ }}_0^1n\)

Video hướng dẫn giải bài tập cấu tạo hạt nhân

Bài tập cấu tạo hạt nhân, năng lượng hạt nhân

Câu 1.

Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi

[A]. prôtôn, nơtron và êlectron.
[B]. nơtron và êlectron.
[C]. prôtôn, nơtron.
[D]. prôtôn và êlectron.

Hướng dẫn



Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi prôtôn, nơtron.

[collapse]

Câu 2.

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

[A]. các prôtôn.
[B]. các nơtrôn.
[C]. các nuclôn.
[D]. các electrôn.

Hướng dẫn

Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi prôtôn, nơtron gọi là các hạt nuclôn.

[collapse]

Câu 3.

Số nuclôn có trong hạt nhân ${}_{11}^{23}Na$ là

[A]. 34.
[B]. 12.
[C]. 11.
[D]. 23.

Hướng dẫn

Số nuclôn có trong hạt nhân ${}_{11}^{23}Na$ là: A=23 hạt

[collapse]

Câu 4.

Hạt nhân côban \[{}_{27}^{60}Co\]có

[A]. 27 prôtôn và 60 nơtron.
[B]. 60 prôtôn và 27 nơtron.
[C]. 27 prôtôn và 33 nơtron.
[D]. 33 prôtôn và 27 nơtron.

Hướng dẫn

Hạt nhân côban \[{}_{27}^{60}Co\]có Z=P=27; N=A-Z=33 hạt

[collapse]

Câu 5.

Kí hiệu của hạt nhân nguyên tử X có 3 proton và 4 notron là

[A]. \[{}_{3}^{4}X. \]
[B]. \[{}_{3}^{7}X. \]
[C]. \[{}_{4}^{7}X. \]
[D]. \[{}_{7}^{3}X. \]

Hướng dẫn

A=N+Z=3+4=7 $\Rightarrow $ Kí hiệu của hạt nhân nguyên tử là: \[{}_{3}^{7}X. \]

[collapse]

Câu 6.

Số prôtôn và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử ${}_{30}^{67}Zn$ lần lượt là

[A]. 30 và 37.
[B]. 37 và 30.
[C]. 67 và 30.
[D]. 30 và 67.

Hướng dẫn

Hạt nhân nguyên tử ${}_{30}^{67}Zn$ có: Z=P=30; N=A-Z=67-30=37

[collapse]

Câu 7.

Hạt nhân Triti ${}_{1}^{3}T$ có

[A]. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn.
[B]. 3 nơtron và 1 prôtôn.
[C]. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtron.
[D]. 3 prôtôn và nơtron.

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

Hạt nhân Triti ${}_{1}^{3}T$có : Z=P=1 ; số hạt nuclon A=3 hạt.

[collapse]

Câu 8.

Khi so sánh hạt nhân \[{}_{6}^{12}C\] và hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\], phát biểu nào sau đây đúng?

[A]. Số nuclôn của hạt nhân\[{}_{6}^{12}C\] bằng số nuclôn của hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\].
[B]. Điện tích của hạt nhân\[{}_{6}^{12}C\] nhỏ hơn điện tích của hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\].
[C]. Số prôtôn của hạt nhân\[{}_{6}^{12}C\] lớn hơn số prôtôn của hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\].
[D]. Số nơtron của hạt nhân\[{}_{6}^{12}C\] nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\].

Hướng dẫn

Hạt nhân \[{}_{6}^{12}C\] có số nuclôn A=12, số hạt proton P=Z=6, số hạt notron N=A-Z=6 hạt. Hạt nhân \[{}_{6}^{14}C\] có số nuclôn A=14, số hạt proton P=Z=6, số hạt notron N=A-Z=8 hạt.

[collapse]

Câu 9.

Hạt nhân \[{}_{17}^{35}Cl\] có

[A]. 17 nơtron
[B]. 35 nơtron
[C]. 35 nuclôn
[D]. 18 prôtôn

Hướng dẫn

Hạt nhân \[{}_{17}^{35}Cl\] có số nuclôn A=35, số hạt proton P=Z=17, số hạt notron N=A-Z=18 hạt.

[collapse]

Câu 10.

Hạt nhân $_{6}^{14}C$ và hạt nhân $_{7}^{14}N$ có cùng

[A]. điện tích.
[B]. số nuclôn.
[C]. số prôtôn.
[D]. số nơtron.

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

Hạt nhân $_{6}^{14}C$ có số nuclôn A=14, số hạt proton P=Z=6, số hạt notron N=A-Z=8 hạt. Hạt nhân $_{7}^{14}N$ có số nuclôn A=14, số hạt proton P=Z=7, số hạt notron N=A-Z=7 hạt.

[collapse]

Câu 11.

Hai hạt nhân $_{1}^{3}T$ và $_{2}^{3}He$ có cùng

[A]. số nơtron.
[B]. số nuclôn.
[C]. điện tích.
[D]. số prôtôn.

Hướng dẫn

Hai hạt nhân $_{1}^{3}T$ và $_{2}^{3}He$ có cùng số nuclôn A=3 hạt.

[collapse]

Câu 12.

Nguyên tử mà hạt nhân có số proton và số notron tương ứng bằng số notron và số proton có trong hạt nhân nguyên tử ${}_{2}^{3}He$, là nguyên tử

[A]. hêli.
[B]. liti.
[C]. triti.
[D]. đơteri.

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

Nguyên tử mà hạt nhân có số proton và số notron tương ứng bằng số notron và số proton có trong hạt nhân nguyên tử ${}_{2}^{3}He$, là nguyên tử triti $_{1}^{3}T$.

[collapse]

Câu 13.

So với hạt nhân ${}_{14}^{29}Si$, hạt nhân ${}_{20}^{40}Ca$ có nhiều hơn

[A]. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.
[B]. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.
[C]. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.
[D]. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.

Hướng dẫn

Hạt nhân ${}_{14}^{29}Si$có Z=P=14 hạt, N=A-Z=29-14=15 hạt. Hạt nhân ${}_{20}^{40}Ca$có Z=P=20 hạt, N=A-Z=40-20=20 hạt. Vậy so với hạt nhân ${}_{14}^{29}Si$, hạt nhân ${}_{20}^{40}Ca$ có nhiều hơn 5 nơtrôn và 6 prôtôn.

[collapse]

Câu 14.

So với hạt nhân ${}_{20}^{40}Ca$, hạt nhân ${}_{27}^{56}Co$ có nhiều hơn

[A]. 7 nơtron và 9 prôtôn.
[B]. 11 nơtron và 16 prôtôn.
[C]. 9 nơtron và 7 prôtôn.
[D]. 16 nơtron và 11 prôtôn.

Hướng dẫn

Hạt nhân ${}_{20}^{40}Ca$có Z=P=20 hạt, N=A-Z=40-20=20 hạt. Hạt nhân ${}_{27}^{56}Co$có Z=P=27 hạt, N=A-Z=56-27=29 hạt. Vậy so với hạt nhân ${}_{20}^{40}Ca$, hạt nhân ${}_{27}^{56}Co$ có nhiều hơn 9 nơtrôn và 7 prôtôn.

[collapse]

Câu 15.

Số nuclôn của hạt nhân ${}_{90}^{230}Th$ nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân${}_{82}^{210}Po$ là

[A]. 14.
[B]. 20.
[C]. 6.
[D]. 126.

Hướng dẫn

Số nuclôn của hạt nhân${}_{90}^{230}Th$ nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân ${}_{82}^{210}Po$ là 230-210=20 hạt.

[collapse]

Câu 16.

Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của nó có

[A]. cùng khối lượng, khác số nơtron.
[B]. cùng số nơtron, khác số prôtôn.
[C]. cùng số prôtôn, khác số nơtron.
[D]. cùng số nuclôn, khác số prôtôn.

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của nó có cùng số prôtôn, khác số nơtron.

[collapse]

Câu 17.

Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số

[A]. nuclôn nhưng khác số prôtôn.
[B]. nơtron nhưng khác số prôtôn.
[C]. nuclôn nhưng khác số nơtron.
[D]. prôtôn nhưng khác số nuclôn.

Hướng dẫn

Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng khác số nuclôn.

[collapse]

Câu 18.

Trong 59,50 g ${}_{92}^{238}U$ có số nơtron xấp xỉ là

[A]. \[2,{{38. 10}^{23}}. \]
[B]. \[2,{{20. 10}^{25}}. \]
[C]. \[1,{{19. 10}^{25}}. \]
[D]. \[9,{{21. 10}^{24}}. \]

Hướng dẫn

Số notron có trong 59,50 (g) chất ${}_{92}^{238}U$ là $\dfrac{m\left( A-Z \right)}{A}. 6,{{02. 10}^{23}}=\dfrac{59,5. 146}{238}. 6,{{02. 10}^{23}}=2,{{20. 10}^{25}}$

[collapse]

Câu 19.

Số prôtôn có trong 0,27 gam ${}_{13}^{27}Al$ là

[A]. \[6,{{826. 10}^{22}}. \]
[B]. \[8,{{826. 10}^{22}}. \]
[C]. \[9,{{826. 10}^{22}}. \]
[D]. \[7,{{826. 10}^{22}}. \]

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

Số proton có trong 0,27 (g) chất ${}_{13}^{27}Al$ là $\dfrac{mZ}{A}. 6,{{02. 10}^{23}}=\dfrac{0,27. 13}{27}. 6,{{02. 10}^{23}}=7,{{826. 10}^{22}}$.

[collapse]

Câu 20.

Trong 119 gam urani ${}_{92}^{238}U$ có số proton xấp xỉ là

[A]. \[4,{{4. 10}^{25}}. \]
[B]. \[7,{{2. 10}^{25}}. \]
[C]. \[2,{{77. 10}^{25}}. \]
[D]. \[2,{{2. 10}^{25}}. \]

Hướng dẫn

Số proton có trong 119 (g) chất ${}_{92}^{238}U$ là $\dfrac{mZ}{A}. 6,{{02. 10}^{23}}=\dfrac{119. 92}{238}. 6,{{02. 10}^{23}}=2,{{7692. 10}^{25}}$.

[collapse]

Câu 21.

Số notron có trong 5,6 gam $_{26}^{56}Fe$là

[A]. \[1,{{806. 10}^{24}}. \]
[B]. \[1,{{6856. 10}^{24}}. \]
[C]. \[3,{{3712. 10}^{24}}. \]
[D]. \[7,{{826. 10}^{22}}. \]

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

Số notron có trong 5,6 (g) chất $_{26}^{56}Fe$ là $\dfrac{m\left( A-Z \right)}{A}. 6,{{02. 10}^{23}}=\dfrac{5,6. 30}{56}. 6,{{02. 10}^{23}}=1,{{806. 10}^{24}}$

[collapse]

Câu 22.

Số nuclon có trong 21,4 gam $_{47}^{107}Ag$là

[A]. \[7,{{224. 10}^{24}}. \]
[B]. \[1,{{6856. 10}^{24}}. \]
[C]. \[3,{{3712. 10}^{24}}. \]
[D]. \[1,{{29. 10}^{25}}. \]

Hướng dẫn

Số nuclon có trong 21,4 (g) chất $_{47}^{107}Ag$ là $m. 6,{{02. 10}^{23}}=21,4. 6,{{02. 10}^{23}}=1,{{29. 10}^{25}}$

[collapse]

Câu 23.

Giả sử một người có khối lượng nghỉ \[{{m}_{0}}\], ngồi trong một con tàu vũ trụ đang chuyển động với tốc độ 0,8c (c là tốc độ ánh sang trong chân không). Khối lượng tương đối tính của người này là 100 kg. Giá trị của \[{{m}_{0}}\] bằng

[A]. 60 kg.
[B]. 70kg.
[C]. 80 kg.
[D]. 64 kg.

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

$m=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{\left( 0,8c \right)}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{0,6}=\dfrac{5{{m}_{0}}}{3}=100\to {{m}_{0}}=60(kg)$.

[collapse]

Câu 24.

Một hạt chuyển động với tốc độ 0,6c. So với khối lượng nghỉ, khối lượng tương đối tính của vật

[A]. nhỏ hơn 1,5 lần.
[B]. lớn hơn 1,25lần.
[C]. lớn hơn 1,5 lần.
[D]. nhỏ hơn 1,25 lần

Hướng dẫn

$m=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{\left( 0,6c \right)}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{0,8}=\dfrac{5{{m}_{0}}}{4}=1,25{{m}_{0}}$.

[collapse]

Câu 25.

Electron có khối lượng nghỉ \[{{m}_{e}}=9,{{1. 10}^{-31}}kg\] . Theo thuyết tương đối, khi hạt này chuyển động với tốc độ $v=\dfrac{2c}{3}={{2. 10}^{8}}$ m/s thì khối lượng tương đối tính của hạt electron này là

[A]. \[6,{{83. 10}^{-31}}kg\]
[B]. \[13,{{65. 10}^{-31}}kg\]
[C]. \[6,{{10. 10}^{-31}}kg\]
[D]. \[12,{{21. 10}^{-31}}kg\]

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

$m=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{\left( 2c \right)}^{2}}}{{{3}^{2}}{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{\dfrac{\sqrt{5}}{3}}=\dfrac{3{{m}_{0}}}{\sqrt{5}}=\dfrac{3\times {{9. 1. 10}^{-31}}}{\sqrt{5}}=12,{{21. 10}^{^{-31}}}kg$.

[collapse]

Câu 26.

Một electron đang chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Nếu tốc độ tăng lên thành 0,8c thì khối lượng của electron sẽ tăng lên

[A]. \[\dfrac{8}{3}\] lần.
[B]. \[\dfrac{9}{4}\] lần.
[C]. \[\dfrac{4}{3}\] lần.
[D]. \[\dfrac{16}{9}\] lần.

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

$m=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{\left( 0,6c \right)}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{0,8}$; ${{m}^{/}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{\left( 0,8c \right)}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{m}_{0}}}{0. 6}$ \[\to \] \[\dfrac{{{m}_{2}}}{{{m}_{1}}}=\dfrac{4}{3}\].

[collapse]

Câu 27.

Một hạt có khối lượng nghỉ \[{{m}_{0}}\]. Theo thuyết tương đối, động năng của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là

[A]. \[1,25{{m}_{0}}{{c}^{2}}. \]
[B]. \[0,36{{m}_{0}}{{c}^{2}}. \]
[C]. \[0,25{{m}_{0}}{{c}^{2}}. \]
[D]. \[0,225{{m}_{0}}{{c}^{2}}. \]

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

\[{{W}_{}}={{W}_{}}=\] \[E-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{(0. 6c)}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{0. 8}-{{E}_{0}}=0. 25{{E}_{0}}=0. 25{{m}_{0}}{{c}^{2}}\].

[collapse]

Câu 28.

Kí hiệu \[c\] là vận tốc ánh sáng trong chân không. Một hạt vi mô, có năng lượng nghỉ \[{{E}_{0}}\] và có vận tốc bằng \[\dfrac{12c}{13}\] thì theo thuyết tương đối hẹp, năng lượng toàn phần của nó bằng

[A]. \[\dfrac{13{{E}_{0}}}{12}. \]
[B]. \[2,4{{E}_{0}}. \]
[C]. \[2,6{{E}_{0}}. \]
[D]. \[\dfrac{25{{E}_{0}}}{13}. \]

Hướng dẫn

\[E=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{(12c)}^{2}}}{{{13}^{2}}{{c}^{2}}}}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{\dfrac{25}{169}}}=\dfrac{13}{5}{{E}_{0}}=2. 6{{E}_{0}}\].

[collapse]

Câu 29.

Một hạt chuyển động với tốc độ \[1,{{8. 10}^{5}}km/s\] thì nó có năng lượng nghỉ gấp mấy lần động năng của nó?

[A]. 4 lần.
[B]. 2,5 lần
[C]. 3 lần
[D]. 1,5 lần

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

\[{{\text{W}}_{d}}=E-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{(1,{{8. 10}^{8}})}^{2}}}{{{({{3. 10}^{8}})}^{2}}}}}-{{E}_{0}}=\dfrac{5}{4}{{E}_{0}}-{{E}_{0}}=\dfrac{1}{4}{{E}_{0}}\].

[collapse]

Câu 30.

Một electron đang chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Nếu tốc độ của nó tăng lên $\dfrac{4}{3}$ lần so với ban đầu thì động năng của electron sẽ tăng thêm một lượng:

[A]. \[\dfrac{5}{12}{{m}_{0}}{{c}^{2}}\].
[B]. \[\dfrac{2}{3}{{\text{m}}_{0}}{{\text{c}}^{\text{2}}}. \]
[C]. \[\dfrac{5}{3}{{\text{m}}_{0}}{{\text{c}}^{\text{2}}}\].
[D]. \[\dfrac{37}{120}{{\text{m}}_{0}}{{\text{c}}^{\text{2}}}\].

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

\[{{\text{W}}_{d}}=E-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-{{0. 6}^{2}}}}-{{E}_{0}}=\dfrac{5}{4}{{E}_{0}}-{{E}_{0}}=\dfrac{1}{4}{{E}_{0}}\] \[\text{W}_{d}^{/}={{E}^{/}}-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{/}}^{2}}{{{c}^{2}}}}}-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-{{\left( \dfrac{4}{3}. 0,6 \right)}^{2}}}}-{{E}_{0}}=\dfrac{5}{3}{{E}_{0}}-{{E}_{0}}=\dfrac{2}{3}{{E}_{0}}\] \[\Rightarrow \Delta {{W}_{d}}=\dfrac{2}{3}{{E}_{0}}-\dfrac{1}{4}{{E}_{0}}=\dfrac{5}{12}{{E}_{0}}\].

[collapse]

Câu 31.

Theo thuyết tương đối, một êlectron có động năng bằng một nửa năng lượng nghỉ của nó thì êlectron này chuyển động với tốc độ bằng:

[A]. \[2,{{41. 10}^{8}}m/s\]
[B]. \[2,{{75. 10}^{8}}m/s\]
[C]. \[1,{{67. 10}^{8}}m/s\]
[D]. \[2,{{24. 10}^{8}}m/s\]

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

\[{{\text{W}}_{d}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{2}\to \dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{2}\to \dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{3}{2}{{E}_{0}}\to \dfrac{1}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{3}{2}\] \[\Rightarrow 1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}=\dfrac{4}{9}\to {{v}^{2}}=\left( 1-\dfrac{4}{9} \right)\times {{c}^{2}}\to v=2,{{24. 10}^{8}}\]m/s. .

[collapse]

Câu 32.

Theo thuyết tương đối, một hạt có năng lượng nghỉ gấp 4 lần động năng của nó, thì hạt chuyển động với tốc độ

[A]. \[1,{{8. 10}^{5}}km/s. \]
[B]. \[2,{{4. 10}^{5}}km/s. \]
[C]. \[5,{{0. 10}^{5}}m/s. \]
[D]. \[5,{{0. 10}^{8}}m/s\]

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

\[{{\text{W}}_{d}}=\dfrac{1}{4}E\to E-{{E}_{0}}=\dfrac{1}{4}E\to \dfrac{3}{4}E={{E}_{0}}\] \[\Rightarrow \dfrac{3}{4}\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}={{E}_{0}}\to \dfrac{3}{4}=\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}\to \dfrac{9}{16}=1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}\to v=\dfrac{\sqrt{4}}{4}c=1,{{8. 10}^{5}}\](km/s).

[collapse]

Câu 33.

Động năng của hạt mêzôn trong khí quyển bằng 1,5 lần năng lượng nghỉ của nó. Hạt mêzôn đó chuyển động với tốc độ bằng

[A]. \[2,{{83. 10}^{8}}m/s. \]
[B]. \[2,{{32. 10}^{8}}m/s. \]
[C]. \[2,{{75. 10}^{8}}m/s. \]
[D]. \[1,{{73. 10}^{8}}m/s. \]

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

\[{{\text{W}}_{d}}=\dfrac{3{{E}_{0}}}{2}\to \dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}-{{E}_{0}}=\dfrac{3{{E}_{0}}}{2}\to \dfrac{1}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}=\dfrac{5}{2}\] \[\to \] \[1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}=\dfrac{4}{25}\to {{v}^{2}}=\left( 1-\dfrac{4}{25} \right)\times {{c}^{2}}\to v=2,{{75. 10}^{8}}~m/s\].

[collapse]

Câu 34.

Kí hiệu c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Một hạt vi mô, theo thuyết tương đối, có động năng bằng $\dfrac{1}{4}$ năng lượng toàn phần của hạt đó thì vận tốc của hạt là

[A]. \[\dfrac{\sqrt{5}c}{4}. \]
[B]. \[\dfrac{\sqrt{2}c}{2}. \]
[C]. \[\dfrac{\sqrt{3}c}{2}. \]
[D]. \[\dfrac{\sqrt{7}c}{4}. \]

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

\[{{\text{W}}_{\text{ d}}}=\dfrac{1}{4}E\to \sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}=\dfrac{3}{4}\to \dfrac{9}{16}=1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}\to v=\dfrac{\sqrt{7}}{4}c. \]

[collapse]

Câu 35.

Một hạt có khối lượng nghỉ \[{{m}_{0}}\] chuyển động với tốc độ $v=\dfrac{\sqrt{8}}{3}c$ (c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Tỉ số giữa động năng và năng lượng nghỉ của hạt là

[A]. 1.
[B]. 2.
[C]. 0,5.
[D]. $\dfrac{\sqrt{3}}{2}$

Hướng dẫn

\[{{\text{W}}_{d}}=E-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}-{{E}_{0}}=\dfrac{{{E}_{0}}}{\sqrt{1-\dfrac{8}{9}}}-{{E}_{0}}=2{{\text{E}}_{0}}\].

[collapse]

Câu 36.

Lực hạt nhân là lực nào sau đây?

[A]. Lực điện.
[B]. Lực từ.
[C]. Lực tương tác giữa các nuclôn.
[D]. Lực lương tác giữa các thiên hà.

Hướng dẫn

Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nuclôn.

[collapse]

Câu 37.

Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là

[A]. lực tĩnh điện.
[B]. lực hấp dẫn.
[C]. lực điện từ.
[D]. lực lương tác mạnh.

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là lực lương tác mạnh.

[collapse]

Câu 38.

Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là

[A]. \[{{10}^{13}}cm. \]
[B]. \[{{10}^{8}}cm. \]
[C]. \[{{10}^{10}}cm. \]
[D]. vô hạn.

Hướng dẫn

Bài tập cấu tạo hạt nhân

Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là \[{{10}^{-11}}m={{10}^{13}}cm. \]

[collapse]

 

+1
8
+1
1
+1
1
+1
3
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top