BÍ ẩn về mực khổng lồ hơn 150 năm qua

Mực khổng lồ, hay còn có tên khoa học Architeuthis, là một trong những sinh vật bí ẩn nhất của đại dương.

Từ xa xưa, truyền thuyết về loài vật có hình dáng giống mực nhưng kích thước rất lớn đã xuất hiện trong nhiều nền văn hóa
Ảnh: Wikimedia.

Từ xa xưa, truyền thuyết về loài vật có hình dáng giống mực nhưng kích thước rất lớn đã xuất hiện trong nhiều nền văn hóa. Chúng còn có tên gọi là Kraken trong thần thoại Bắc Âu. Tuy nhiên, trong hàng trăm năm chẳng có ai trực tiếp nhìn thấy loài mực khổng lồ. Chúng chỉ xuất hiện trong những bức tranh vẽ, ví dụ như bìa minh họa cuốn “Hai vạn dặm dưới biển” của Jules Verne.

Những câu chuyện về loài mực khổng lồ với khả năng kéo cả những con tàu lớn hay nuốt chửng thủy thủ được đồn đại
Ảnh: Getty.

Những câu chuyện về loài mực khổng lồ với khả năng kéo cả những con tàu lớn hay nuốt chửng thủy thủ được đồn đại. Trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên Norway”, được xuất bản năm 1755, những con mực khổng lồ được mô tả là lớn bằng hòn đảo nhỏ.

Răng mực rất lớn cũng được tìm thấy bên trong dạ dày của cá voi
Ảnh: Wikimedia.

Mặc dù không tận mắt chứng kiến, con người tin rằng mực khổng lồ tồn tại dựa vào những vết nứt để lại trên da cá nhà táng. Răng mực rất lớn cũng được tìm thấy bên trong dạ dày của cá voi, cho thấy có khả năng có những trận chiến sinh tồn dưới biển sâu giữa cá và mực khổng lồ.

Năm 1857, nhà sinh vật người Đan Mạch Japetus Steenstrup công bố nghiên cứu về răng mực khổng lồ, khẳng định chúng có thật
Ảnh: Smithsonian Magazine.

Năm 1857, nhà sinh vật người Đan Mạch Japetus Steenstrup công bố nghiên cứu về răng mực khổng lồ, khẳng định chúng có thật. Ông gọi chúng với tên khoa học Architeuthis Dux. 16 năm sau, 3 ngư dân tại Conception Bay, Canada kể lại về việc gặp con mực khổng lồ cố gắng đánh chìm tàu của họ. Mặc dù không bắt được mực, họ cũng cắt được đoạn xúc tu dài 5 m, qua đó chứng minh mực khổng lồ là có thật.

Xác của một con mực khổng lồ được tìm thấy năm 1954 tại Norway
Ảnh: Bảo tàng tự nhiên Norway.

Dù rất ít trường hợp gặp mực khổng lồ còn sống, ngư dân thường xuyên bắt gặp xác của chúng nổi trên biển. Trong ảnh là xác của một con mực khổng lồ được tìm thấy năm 1954 tại Norway.

Nhiều nhà sinh vật học biển cho rằng nghiên cứu mực khổng lồ chỉ nên coi là "thú vui", bởi chúng quá hiếm gặp
Ảnh: Getty.

Năm 1997, kênh National Geographic của Mỹ đã thử gắn camera vào cá nhà táng để chờ đợi cuộc gặp với mực khổng lồ nhưng không thành công. Nhiều nhà sinh vật học biển cho rằng nghiên cứu mực khổng lồ chỉ nên coi là “thú vui”, bởi chúng quá hiếm gặp.

Tháng 9/2004, con người lần đầu chụp được mực khổng lồ còn sống
Ảnh: AP.

Tháng 9/2004, con người lần đầu chụp được mực khổng lồ còn sống. Hai nhà sinh vật học Nhật Bản đã thả móc câu và mồi xuống độ sâu 915 m, sau đó chụp được cảnh con mực khổng lồ cố dùng xúc tu để bắt lấy mồi. Sau khi bị móc câu và vật lộn 4 tiếng để thoát ra nhưng không thành, con mực đã chết.

Mực khổng lồ thực sự là một sát thủ của biển sâu
Ảnh: AP.

Ông Tsunemi Kubodera, 1 trong 2 nhà khoa học nói trên cho rằng việc gặp mực khổng lồ trong tự nhiên đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của giới khoa học về loài vật này. Thay vì một con vật hiền hòa, mực khổng lồ thực sự là một sát thủ của biển sâu. Năm 2006, ông Tsunemi lại quay được video đầu tiên của mực khổng lồ, dù con mực này chỉ dài hơn 3 m và nặng gần 50 kg, thuộc dạng khá nhỏ.

Năm 2012, con mực khổng lồ đầu tiên được ghi lại trong trạng thái tự nhiên chứ không phải bị bắt

 

Ảnh: Discovery Channel.

Năm 2012, con mực khổng lồ đầu tiên được ghi lại trong trạng thái tự nhiên chứ không phải bị bắt. Nhà sinh vật biển Edit Widder đã sử dụng camera đặc biệt, phát ánh sáng xanh giống như loài sứa Atolla để lừa con mực đây là con mồi. Con mực khổng lồ ngay lập tức xông vào và khóa chặt camera trong những vòi, xúc tu của nó, giúp xác nhận đây thực sự là loài săn mồi.

Tháng 6/2019, con mực khổng lồ đầu tiên xuất hiện trên camera ở vùng vịnh Mexico

Ảnh: NOAA.

Tháng 6/2019, con mực khổng lồ đầu tiên xuất hiện trên camera ở vùng vịnh Mexico. Nathan Robinson, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết ông nhận ra con mực sau khi xem hơn 20 giờ video quay lại dưới biển. “Tôi cảm thấy như tim mình vỡ tung”, Robinson kể lại với NY Times.

Con mực dài nhất từng đo được có chiều dài hơn 13 m

Ảnh: Getty.

Con mực dài nhất từng đo được có chiều dài hơn 13 m. Các nhà khoa học cho rằng loài mực này có thể dài tới 20 m. Mắt của chúng có thể to như quả bóng rổ. Trên các xúc tu của mực, những miệng hút đủ sức khiến cho con mồi không thể trốn thoát một khi dính phải.

Dù đã xuất hiện nhiều lần trên camera, các nhà khoa học nhận định mực khổng lồ vẫn còn là một loài vật đầy bí ẩn

Ảnh: Getty.

Dù đã xuất hiện nhiều lần trên camera, các nhà khoa học nhận định mực khổng lồ vẫn còn là một loài vật đầy bí ẩn. Nước biển ngày càng ấm và mang tính acid hơn, do vậy mực khổng lồ có thể tuyệt chủng trước khi con người kịp nghiên cứu kỹ về chúng.

nguồn: khoahoc.tv

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top