Và ngay giữa đại dịch COVID-19, chúng ta lại nhận thêm một tin xấu nữa: có một lỗ thủng thứ hai vừa xuất hiện phía trên Bắc cực.
Rõ ràng, loài người đã làm được nhiều điều để giúp tình hình trở nên tốt hơn, nhưng thời tiết cũng đóng góp phần nào trong sự hồi phục đó. Và trớ trêu thay, chính thời tiết – mà cụ thể ở đây là xoáy cực – lại là nguyên nhân gây ra một lỗ thủng mới, khá hiếm, trong tầng ozone phía trên Bắc cực!Lỗ thủng tầng ozone mà chúng ta từng biết trước đây đang dần hồi phục, dù khá chậm chạp. Liên Hợp Quốc thông báo rằng lỗ thủng nằm phía trên Nam cực này nhiều khả năng sẽ đóng lại vào thập niên 2060, và kích cỡ của lỗ thủng cũng đã thu đến mức nhỏ nhất từng ghi nhận được từ trước đến nay trong năm 2019.
Nồng độ ozone trong bầu khí quyển phía trên cực nam đã luôn dao động trong suốt năm qua. Hàm lượng hóa chất chúng ta thải ra chính là lý do cho việc này. Con người vẫn chưa thể giảm việc sử dụng chlorofluorocarbon và hydrochlorofluorocarbon, nhóm khí nhà kính hiện diện trong các loại điều hòa không khí và tủ lạnh thời xưa, vốn gây ra sự suy giảm ozone trong khí quyển.
Nhưng các điều kiện thời tiết của khu vực cũng có vai trò nhất định. Phản ứng giữa các hóa chất nêu trên, nhiệt độ lạnh, và ánh nắng mặt trời đã khiến tầng ozone bị ảnh hưởng. Tầng ozone có chức năng ngăn bức xạ cực tím nguy hiểm tiếp cận bề mặt Trái đất và làm tăng nguy cơ ung thư da cùng các loại bệnh khác.
Tuy nhiên, phản ứng hóa học này hiếm khi xảy ra ở Bắc cực. Nam cực thường lạnh hơn Bắc cực. Nhiệt độ vào mùa xuân ở đó thường giảm đến mức có thể ảnh hưởng đến sự suy giảm ozone kể cả khi không có ánh nắng mặt trời. Ở Bắc cực, nhiệt độ mùa xuân thường ấm hơn và chịu sự tác động từ ảnh hưởng kiềm chế của Bắc Băng Dương, khiến các phản ứng hóa học làm suy giảm ozone khó xảy ra hơn.
Năm nay, mọi chuyện có chút khác biệt. Xoáy cực liên tục xảy ra ở Bắc cực, khí lạnh tập trung lại, tạo ra công thức hoàn hảo để mở ra một lỗ thủng trong tầng ozone. Xoáy cực khá mạnh tồn tại liên tục trên Bắc cực vô tình cũng khiến mùa đông năm nay ở Mỹ và nhiều nơi khác bớt lạnh hơn mọi năm.
Vì sao lại thủng tầng Ozon?
Năm 2011, một lỗ thủng tương tự đã hình thành ở Bắc cục do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm nhiệt độ lạnh, bầu không khí trì trệ, và các hóa chất gây suy giảm ozone. Nhưng lỗ thủng năm 2011 khá nhỏ khi so với những thiệt hại tại Nam cực. Còn năm nay, không may cho chúng ta là lỗ thủng có vẻ lớn hơn. Và dù sự suy giảm ozone – được đo bởi một thứ gọi là “Đơn vị Dobson” – không mạnh mẽ như ở Nam cực, việc một lỗ thủng như vậy xuất hiện ở Bắc cực vẫn là điều khá kỳ lạ. Con số Dobson càng nhỏ, lỗ thủng càng nghiêm trọng. Ở Bắc cực, lượng hóa chất trong khí quyển vẫn còn ứ động nhiều, đủ để làm tầng ozone thiệt hại hơn nữa.
Hiện các nhà khoa học đang quan sát lỗ thủng này. Đây là một sự kiện hiếm hoi, nhưng chính những hành động của con người đã khiến nó trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta càng thải ra nhiều hóa chất nguy hiểm vào khí quyển, những sự kiện ngẫu nhiên như thế này sẽ càng trở nên kinh khủng hơn.
- Làm thế nào để đo đạc khoảng cách xuyên qua tâm Ngân Hà?
- Carbon dioxide trong nhà có thể khiến chúng ta đần đi
- NASA cần bạn giúp phát triển robot đào đất trên Mặt trăng
Tham khảo: Gizmodo
nguồn:genk.vn
CÙNG CHỦ ĐỀ
- Những địa điểm lạnh nhất và nóng nhất trên Trái Đất
- Tầng Ô zôn là gì? quá trình hình thành và nguyên nhân gây thủng tầng ô zôn
- Thảm họa trồi lên từ lòng đất: Phát hiện kinh ngạc của giới khoa học!
- Điều kiện hình thành cơn bão, thang đo sức mạnh một cơn bão
- Tìm cực Bắc của la bàn khi bạn đứng ở nam cực
- Cần trồng bao nhiêu cây thì đủ để cứu lấy Trái đất?
- Cách xác định thời gian?
- Trái đất đã đảo cực từ
- Hành tinh đảo ngược cực hàng trăm lần ngay trong Hệ Mặt trời