1/ Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở: Hình ảnh điện trở hay sử dụng trong các mạch điện xoay chiều Biểu thức hiệu điện thế mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở R \[u_{R}=U_{oR}cos(\omega t+\varphi _{u})\]Biểu thức cường độ dòng điện mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở R \[i=\dfrac{u}{R}\]=\[\dfrac{U_{oR}}{R}cos(\omega t+\varphi _{u})\] \[i=I_{o}cos(\omega t+\varphi _{i})\] Biểu thức liên hệ giữa u và i mạch chỉ có R u = i.R => U$_{oR}$ = IoR => U$_{R}$ = I.RBiểu thức độ lệch pha giữa u và i mạch chỉ có R φ$_{u}$ = φ$_{i }$ => u cùng pha i => i cùng pha u Lưu ý: mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở R cho cả dòng điện 1 chiều và xoay chiều đi qua.2/ Mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần L Hình ảnh cuộn cảm thuần L thường sử dụng trong các mạch điện xoay chiều Mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm L Cuộn dây thuần cảm L (điện trở của cuộn dây r = 0) => sau này trong các bài toán điện xoay chiều nếu đầu bài cho cuộn dây thuần cảm => bạn chỉ xét hệ số tự cảm L; nếu đầu bài cho cuộn cảm (hoặc cuộn dây) bạn sẽ phải xét thêm r ≠ 0. xem thêm: Hiện tượng tự cảm là gì? suất điện động tự cảm Biểu thức cường độ dòng điện mạch điện xoay chiều chỉ có cuận dây thuần cảm L \[i=I_{o}cos(\omega t+\varphi_{i})\]Biểu thức hiệu điện thế mạch điện xoay chiều chỉ có cuận dây thuần cảm L \[u_{L}=e_{tc}=-L\dfrac{di}{dt}\] \[u_{L}=L\omega I_{o}sin(\omega t+\varphi_{i})\] \[u_{L}=L\omega I_{o}cos(\omega t+\varphi _{i}+\dfrac{\pi }{2})\] \[u_{L}=U_{oL}cos(\omega t+\varphi _{u})\] Biểu thức liên hệ giữa u và i mạch chỉ có L u$_{L}$ = i.Z$_{L}$ => U$_{oL}$ = IoZ$_{L }$ => U$_{L}$ = I.Z$_{L}$ Z$_{L}$ = ωL: gọi là cảm kháng (Ω)Biểu thức độ lệch pha giữa u và i mạch chỉ có L φ$_{u}$ = φ$_{i}$ + π/2 => u sớm pha π/2 so với i => i trễ (chậm) pha π/2 so với uBiểu thức liên hệ giữa u$_{L}$, i, U$_{oL}$; Io\[\dfrac{i^{2}}{I_{o}^{2}}+\dfrac{u^{2}}{U_{oL}^{2}}=1\] Lưu ý: Dòng điện không đổi đi qua cuộn dây không gây ra hiện tượng tự cảm, chỉ có dòng điện xoay chiều qua cuộn dây mới sinh ra hiện tượng tự cảm => sinh ra cảm kháng.3/ Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện C Hình ảnh các loại tụ điện thường sử dụng cho mạch điện xoay chiều trong thực tế Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện xem thêm: Tụ điện là gì? năng lượng điện trường của tụ điện Biểu thức hiệu điện thế mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện C \[u_{C}=U_{oC}cos(\omega t+\varphi _{u})\]Biểu thức điện tích của tụ điện\[q=C.u = C.U_{oC}cos(\omega t+\varphi _{u})\]Biểu thức cường độ dòng điện mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện C \[i=\dfrac{dq}{dt}\] = \[-\omega C.U_{oC}sin(\omega t+\varphi _{u})\] \[i=\omega C.U_{oC}cos(\omega t+\dfrac{\pi }{2}-\varphi _{u})\] \[i=\dfrac{U_{oC}}{Z_{C}}cos(\omega t+\dfrac{\pi }{2}-\varphi _{u})\] \[i=I_{o}cos(\omega t+\varphi _{i})\] Biểu thức liên hệ giữa u và i \[i=\dfrac{u_{C}}{Z_{C}}\] => \[I_{o}=\dfrac{U_{oC}}{Z_{C}}\] => \[I=\dfrac{U_{C}}{Z_{C}}\] \[Z_{C}=\dfrac{1}{\omega C}\]: gọi là dung kháng (Ω)Biểu thức độ lệch pha giữa u và i φ$_{i}$ = π/2 - φ$_{u}$ => i sớm pha π/2 so với u => u trễ (chậm) pha π/2 so với iBiểu thức liên hệ giữa u$_{C}$, i, U$_{oC}$; Io\[\dfrac{i^{2}}{I_{o}^{2}}+\dfrac{u^{2}}{U_{oC}^{2}}=1\] Lưu ý: Dòng điện một chiều không thể đi qua tụ. Dòng điện xoay chiều có thể đi qua tụ điện => sinh ra dung kháng Bảng tổng kết những lưu ý cần nhớ đối với các loại mạch điện xoay chiều chỉ chứa 1 phần tử. Xem thêm: Tổng hợp lý thuyết, bài tập vật lớp 12 chương dòng điện xoay chiều nguồn: vật lí phổ thông ôn thi quốc gia
Điện trở tác dụng chính của nó cản trở dòng điện (làm giảm cường độ dòng điện qua mạch) trong mạch điện xoay chiều có rất nhiều nhánh nhỏ mắc với nhau dòng vào là 220V, nhưng các loại mạch như mạch vi tính chỉ vài vôn khi đó phải dùng đến điện trở. Tụ điện nó có khả năng tích điện và phóng điện => dùng cho mạch điều khiển. Cuộn cảm thì làm phát sinh dòng điện cảm ứng => có thể điều khiển dòng qua cuộn cảm để tích điện cho tụ điện. nhóm cuộn cảm với tụ điện vào sẽ tạo ra mạch dao động => sóng điện từ => truyền sóng, thông tin liên lạc nói chung là nhiều lắm, kể không hết.