Các lực cơ bản, cách tính độ lớn của lực theo độ dài véc tơ lực

Bổ trợ lý thuyết vật lí T.Trường 6/12/16 41,964 2
  1. Chuyên đề lực: các lực cơ bản, tính độ lớn của lực theo độ dài véc tơ
    I/ Cách tính độ lớn của lực tương ứng theo độ dài véc tơ lực
    Phương pháp:

    Vận dụng hình học phẳng, hệ thức lượng trong tam giác thường, hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính độ lớn của lực tổng hợp hoặc lực thành phần tương ứng với độ dài của các cạnh trong tam giác

    Vận dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông tính độ lớn của lực theo độ dài của các cạnh
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bên trái biểu thức tính độ dài các cạnh trong toán học, bên phải áp dụng để tính độ lớn của lực tổng hợp hoặc các lực thành phần
    [​IMG]
    Bên phải biểu thức tính độ dài các cạnh trong toán học, bên trái áp dụng để tính độ lớn của lực tổng hợp hoặc các lực thành phần
    II/ Các lực cơ bản, thường gặp trong chương trình vật lí phổ thông
    I/ Trọng lực P, phản lực Q, áp lực N

    Ghi chú: trọng lực thường ký hiệu là P, áp lực, phản lực có thể ký hiệu là N, Q hoặc ngược lại các ký hiệu này không cố định khi xem hướng dẫn nên đọc kỹ.

    Trọng lực: $\vec{P}$ điểm đặt tại vật, phương thẳng đứng chiều luôn hướng xuống dưới
    Áp lực: $\vec{N}$ điểm đặt tại giá đỡ vật, phương vuông góc với mặt phẳng giá đỡ, chiều hướng xuống.
    Phản lực: $\vec{Q}$ điểm đặt tại vật, cùng phương, cùng độ lớn với áp lực $\vec{N}$.
    [​IMG]
    Hình 1:
    vật đứng yên hoặc trượt đều trên mặt phẳng ngang:
    độ lớn N = Q = P = mg

    Hình 2: vật đứng yên hoặc trượt đều trên mặt phẳng nghiêng
    Trọng lực phân tích thành 2 lực thành phần, thành phần lực theo phương // với mặt phẳng nghiêng (giúp vật trượt xuống), thành phần ⊥ với mặt phẳng nghiêng tạo ra áp lực hướng lên mặt phẳng nghiêng.
    Độ lớn: Q = N = P$_{⊥}$ = mg × cosα
    P$_{//}$ = mg × sinα

    [​IMG]
    Hình 3: vật trượt theo phương ngang chịu tác dụng của lực kéo \[\vec{F}\] hợp với phương nganng góc α: =>
    Độ lớn áp lực N = độ lớn phản lực Q = P – F$_{⊥ }$ = mg – Fsinα

    Hình 4: vật trượt theo phương xiên góc β
    Độ lớn của áp lực N = độ lớn phản lực Q = P$_{⊥}$ – F$_{⊥}$ = mg × cosα – F × sinα

    Việc xác định đúng độ lớn của áp lực trong từng trường hợp giúp giải quyết các bài toán lực ma sát
    II/ Lực căng dây T
    [​IMG]

    Điểm đặt: tại vật; phương chiều: cùng phương, ngược chiều với lực hoặc thành phần lực tác dụng làm căng dây; Độ lớn: khi dây không dãn lực căng dây có độ lớn bằng độ lớn của lực hoặc hợp lực có tác dụng kéo căng dây
    ví dụ về tính độ lớn của lực căng dây
    Hình trái: T1 = P = mg
    Hình phải: T2 = P1 = mg × sinα

    xem tiếp: Bài tập tổng hợp lực, phân tích lực, cân bằng lực.


    nguồn: vật lí phổ thông trực tuyến
    2
  2. thầy ơi em k hiểu lắm về phần phân tích lực .Thầy có thể nói rõ hơn được không ạ
    3
    1. T.Trường
      T.Trường, 23/12/16
      em xem phần phép chiếu véc tơ sẽ hiểu thêm
       
Share