Bằng cách tái sử dụng khí CO2 do các phi hành gia thải ra trong không gian kín của tàu con thoi, công nghệ của NASA cho phép chế biến khí CO2 thành thực phẩm.
Chế biến khí CO2 thành thực phẩm
Quy trình chăn nuôi để tạo ra thịt hiện nay của loài người được xem là một nguồn gây ô nhiễm không nhỏ cho hành tinh, khi lượng khí thải CO2 tạo ra từ ngành chăn nuôi là quá lớn. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp chế tạo thịt nhân tạo mà không cần giết mổ động vật, bao gồm cả thịt làm từ rau củ quả.
Mới đây nhất, công ty khởi nghiệp Air Protein có trụ sở tại California (Mỹ) đã công bố dự án chế tạo thịt nhân tạo….từ không khí, được phát triển dựa trên chính công nghệ của cơ quan vũ trụ Mỹ NASA. Bằng cách tái sử dụng khí CO2 do các phi hành gia thải ra trong không gian kín của tàu con thoi, công nghệ của NASA cho phép chế biến khí CO2 thành thực phẩm.
Theo đó, bắt đầu từ năm 1960, cơ quan vũ trụ Mỹ NASA đã tiến hành nghiên cứu dự án tạo ra nguồn thực phẩm lâu dài cho các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ trong không gian.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhóm vi khuẩn Hydrootrophs có thể chuyển đổi Carbon Dioxie (khí CO2) thành chất đạm Protein. Sự chuyển hóa khí thải thành thức ăn nhờ các vi khuẩn hydrogenotrophic tổng hợp ra tế bào sợi từ khí CO2. Quá trình chuyển hóa này cũng gần giống quá trình lên men làm sữa chua hoặc ủ men bia.. Cho tới nay, NASA đã thành công khi có thể biến khí CO2 trở thành mỳ ống và nước nhân tạo.
Với vi khuẩn Hydrootrophs, NASA đã có thể tạo ra mỳ ống và nước nhân tạo trong không gian.
Được biết, công ty khởi nghiệp Air Protein đã hoàn thiện quy trình tới mức có thể dễ dàng tạo ra Protein dựa trên khí CO2 chỉ trong thời gian một giờ đồng hồ. Trước đây để làm được việc này, NASA phải mất tới hàng tháng bên cạnh việc kết hợp nhiều chất men và chất dinh dưỡng khác đi kèm.
Giám đốc điều hành Lisa Dyson của Air Protein cho biết đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và nắm bắt những bước tiến mới trong việc tạo ra thịt nhân tạo. Từ việc tạo thịt từ tế bào gốc mà không cần chăn nuôi, tạo rau có hương vị và dinh dưỡng giống thịt, làm thịt từ điện, Lisa Dyson tin rằng dự án Air Protein đang có nhiều ưu thế về tốc độ và chất lượng sản xuất.
Khi các sản phẩm mới được tung vào thị trường, chúng buộc phải đáp ứng được nhu cầu cung cấp số lượng lớn. Ngoài ra, loại thịt không khí của công ty Air Protein được đảm bảo sẽ không gây ra phản ứng tiêu cực nào đối với cơ thể người và động vật. Theo dự kiến, các sản phẩm thịt của công ty này sẽ được ra mắt trên thị trường trong năm 2020.
Lĩnh vực chế biến thực phẩm nhân tạo từ không khí đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ của rất nhiều các tổ chức trên thế giới. Về mặt lợi ích, thực phẩm nhân tạo giúp giảm bớt vấn đề phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên tự nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh khỏi dịch bệnh phát sinh và ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực quân sự xã hội v.v..
Hiện tại, Air Protein cũng có một số đối thủ cạnh tranh.Một công ty Phần Lan có tên Solar Food đang thử nghiệm một loại bột tương tự có thể được sử dụng để làm chất bổ sung protein hoặc bánh mì kẹp thịt chay. Công ty cung cấp hydro và CO2 cho một vi khuẩn để nó phun ra hỗn hợp protein, carbohydrate và chất béo.
Một startup khác có tên Calaysta đang sử dụng carbon từ khí tự nhiên để tạo ra một loại protein có thể nuôi cá, gia súc và vật nuôi trong gia đình. Gạt vấn đề cạnh tranh sang một bên, tất cả các công ty này vẫn phải đối mặt với một trong những rào cản lớn nhất trong thị trường “thịt không thịt”: đó là chiến thắng người tiêu dùng bằng hương vị.
nguồn: genk.vn