Chuyên đề Ba định luật Newton, vật lí phổ thông

Vật lí 10.II Chủ đề lực và chuyển động T.Trường 26/9/16 31,173 1
Trạng thái chủ đề:
Khóa.
  1. Giới thiệu chuyên đề các định luật Newton vật lí lớp 10 chương động học chất điểm
    Chuyên đề ba định luật Newton gồm bài giảng ba định luật Newton, Bài tập vận dụng ba định luật Newton, bài tập trắc nghiệm ba định luật Newton, Chuyên đề ba định luật Newton chia làm nhiều trang, các em nhớ chuyển trang để xem hết chuyên đề.
    Mục lục chuyên đề ba định luật Newton

    I/ Định luật I Newton:
    Nếu một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng, hoặc hợp lực tác dụng vào vật bằng 0 thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động động thẳng đều.

    Quán tính:
    Là tính chất vật lí gắn liền với mọi vật chuyển động, nó có xu hướng bảo toàn vận tốc của vật cả về hướng và độ lớn.

    Hệ qui chiếu quán tính:
    Là hệ qui chiếu gắn vào vật mốc đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Trong hệ qui chiếu quán tính không có lực quán tính.

    Hệ qui chiếu phi quán tính:
    Là hệ qui chiếu gắn vào vật mốc chuyển động có gia tốc, trong chương trình vật lí phổ thông ta chỉ xét hệ qui chiếu phi quán tính gắn vào vật mốc chuyển động có gia tốc không đổi (chuyển động thẳng biến đổi đều). Trong hệ qui chiếu phi quán tính xuất hiện lực quán tính.

    II/ Định luật II Newton
    Gia tốc của một vật cùng hướng với hợp lực tác dụng. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của hợp lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
    Biểu thức định luật II Newton:
    Dạng véc tơ: \[\vec{a}=\dfrac{\vec{F}}{m}\]
    Dạng độ lớn: \[a=\dfrac{F}{m}\]​
    Trong đó:
    • \[\vec{F}=\vec{F_{1}}+\vec{F_{2}}+...+\vec{F_{n}}\]: hợp của các lực tác dụng vào vật (N)
    • m: khối lượng của vật (kg)
    • a: gia tốc của vật (m/s2)
    3/ Mức quán tính (định nghĩa khác về khối lượng của một vật)
    Trong cơ học cổ điển (cơ học tuân theo các định luật Newton) khối lượng là không đổi có tính chất cộng được và nó bằng tổng lượng vật chất cấu tạo nên vật (định nghĩa cũ)

    Dưới tác dụng của cùng một lực F vào hai vật khác nhau => theo định luật II Newton ta có
    F = m1a1 = m2a2 => m1 > m2 => a2 > a1 có nghĩa là với cùng một lực tác dụng vật có khối lượng càng lớn thì gia tốc càng nhỏ => khả năng thay đổi vật tốc của vật càng lớn => mức quán tính lớn

    Định nghĩa khác: khối lượng là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức quán tính của vật, vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng lớn và ngược lại.

    III/ Định luật III Newton
    [​IMG]
    Định luật III Newton:
    Khi vật A tác dụng lên vật 1 một lực thì đồng thời vật 1 cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
    Biểu thức của định luật III Newton
    \[\vec{F_{12}}= -\vec{F_{21}}\]​
    • \[\vec{F_{12}}\]: là lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 điểm đặt lực tại 2
    • \[\vec{F_{21}}\]: là lực do vật 2 tác dụng lên vật 1 điểm đặt lực tại 1
    Phân biệt giữa hai lực cân bằng và hai lực trực đối
    [​IMG]
    Lưu ý: hai lực cân bằng cũng là hai lực trực đối nhưng điều ngược lại không đúng, bảng phân biệt trên chỉ áp dụng cho định luật III Newton.
    Khái niệm lực và phản lực
    Trong biểu thức của định luật III Newton cặp lực trực đối được gọi riêng là lực và phản lực, nếu gọi \[\vec{F_{12}}\] là lực thì \[\vec{F_{21}}\] là phản lực và ngược lại nếu gọi \[\vec{F_{12}}\] là lực thì \[\vec{F_{21}}\] là phản lực.

    Đặc điểm của lực tác dụng dụng và phản lực
    • Lực và phản lực xuất hiện và mất đi đồng thời
    • Lực và phản lực là hai lực trực đối
    Xem tiếp: Bài tập các định luật Newton


    nguồn học vật lí trực tuyến
    4
  2. thưa thầy ở bài tập vui có phải chọn hệ quy chiếu là trái đất do trọng lực mà khinh khí cầu đứng yên không ạ.
    1. T.Trường
      T.Trường, 19/8/17
      khí cầu không đứng yên, nó vẫn chuyển động
       
    2. Nguynchung93
      Nguynchung93, 19/8/17
      vậy bài tập trên giải thích như thế nào ạ.
       
Share
Trạng thái chủ đề:
Khóa.