Mối liên hệ giữa x v a giá trị của các đại lượng
Câu 1.
Trong một dao động cơ điều hòa, những đại lượng nào sau đây có giá trị không thay đổi?
[A]. Biên độ và tần số
[B]. Gia tốc và li độ
[C]. Gia tốc và tần số
[D]. Biên độ và li độ
Trong một dao động cơ điều hòa, biên độ và tần số có giá trị không thay đổi
Câu 2.
Vận tốc của một chất điểm dao động điều hoà biến thiên
[A]. cùng tần số và ngược pha với li độ.
[B]. cùng tần số và vuông pha với gia tốc
[C]. khác tần số và vuông pha với li
[D]. cùng tần số và cùng pha với li độ
Vận tốc của một chất điểm dao động điều hoà biến thiên cùng tần số và vuông pha với gia tốc
Câu 3.
Gia tốc của một chất điểm dao động điều hoà biến thiên
[A]. cùng tần số và ngược pha với li độ
[B]. khác tần số và ngược pha với li độ
[C]. khác tần số và cùng pha với li độ.
[D]. cùng tần số và cùng pha với li độ
Gia tốc của một chất điểm dao động điều hoà biến thiên cùng tần số và ngược pha với li độ.
Câu 4.
Trong dao động điều hòa, lực kéo về có giá trị
[A]. biến thiên tuần hoàn nhưng không điều hòa
[B]. biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha với gia tốc.
[C]. biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha với li độ
[D]. biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha với vận tốc
Trong dao động điều hòa, lực kéo về có giá trị biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha với gia tốc.
Câu 5.
Trong dao động điều hòa, lực gây ra dao động cho vật
[A]. biến thiên tuần hoàn nhưng không điều hòa
[B]. biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha với li độ.
[C]. biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ngược pha với li độ
[D]. không đổi.
Trong dao động điều hòa, lực gây ra dao động cho vật biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ngược pha với li độ.
Câu 6.
Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Giá trị cực tiểu của li độ trong quá trình vật dao động là
[A]. A.
[B]. 0
[C]. – A
[D]. – 2A
Giá trị cực tiểu của li độ trong quá trình vật dao động là – A.
Câu 7.
Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Giá trị cực đại của vận tốc của vật trong quá trình vật dao động là
[A]. ωA2.
[B]. ω2A
[C]. ωA.
[D]. 0,5ωA
Giá trị cực đại của vận tốc của vật trong quá trình vật dao động là ωA.
Câu 8.
Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Giá trị cực đại của gia tốc của vật trong quá trình vật dao động là
[A]. ωA2.
[B]. ω2A
[C]. ωA.
[D]. 0,5ω2A
Giá trị cực đại của gia tốc của vật trong quá trình vật dao động là ω2A.
Câu 9.
Một vật khối lượng m dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Lực kéo về (lực phục hồi) tác dụng lên vật trong quá trình vật dao động có độ lớn cực đại là
[A]. mωA2.
[B]. mω2A
[C]. mωA.
[D]. 0,5mω2A
Lực kéo về (lực phục hồi) tác dụng lên vật trong quá trình vật dao động có độ lớn cực đại là mω2A.
Câu 10.
Một vật khối lượng m dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Động lượng của vật trong quá trình vật dao động có giá trị cực tiểu là
[A]. 0
[B]. -mωA2.
[C]. – mωA
[D]. -0,5mω2A
Động lượng của vật: p = mv = mωAcos(ωt + φv)
Động lượng của vật trong quá trình vật dao động có giá trị cực tiểu là: – mωA.
Câu 11.
Một vật có khối lượng m dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Gia tốc của vật trong quá trình vật dao động có độ lớn cực tiểu là
[A]. 0
[B]. -mω2A
[C]. – ωA
[D]. -ω2A
Gia tốc của vật trong quá trình vật dao động có độ lớn cực tiểu là 0
Câu 12.
Một vật có khối lượng m dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Tốc độ cực đại vật trong quá trình dao động là
[A]. 0
[B]. mω2A
[C]. ωA
[D]. ω2A
Tốc độ cực đại vật trong quá trình dao động là ωA
Câu 13.
Trong quá trình dao động, vận tốc của vật có giá trị nhỏ nhất (cực tiểu) khi vật
[A]. đi qua VTCB
[B]. đi qua VTCB theo chiều dương
[C]. đi qua VTCB theo chiều âm
[D]. ở biên
Trong quá trình dao động, vận tốc của vật có giá trị nhỏ nhất (cực tiểu) khi vật đi qua VTCB theo chiều âm
Câu 14.
Trong quá trình dao động, vận tốc của vật có giá trị lớn nhất (cực đại) khi vật
[A]. đi qua VTCB
[B]. đi qua VTCB theo chiều dương
[C]. đi qua VTCB theo chiều âm
[D]. ở biên.
Trong quá trình dao động, vận tốc của vật có giá trị lớn nhất (cực đại) khi vật đi qua VTCB theo chiều dương
Câu 15.
Trong quá trình dao động, vận tốc của vật có giá trị bằng không (vật dừng lại tức thời) khi vật ở
[A]. biên dương (x = A)
[B]. biên âm (x = -A)
[C]. đi qua VTCB theo chiều âm
[D]. biên dương hoặc biên âm
Trong quá trình dao động, vận tốc của vật có giá trị bằng không (vật dừng lại tức thời) khi vật ở biên dương hoặc biên âm
Câu 16.
Trong quá trình dao động, vật có tốc độ cực đại khi vật (chọn phương án đúng nhất)
[A]. đi qua VTCB
[B]. đi qua VTCB theo chiều dương
[C]. biên âm ( x = A)
[D]. biên dương (x = – A).
Trong quá trình dao động, vật có tốc độ cực đại khi vật đi qua VTCB
Câu 17.
Trong quá trình dao động, gia tốc của vật có giá trị cực đại (ω2A) khi vật
[A]. đi qua VTCB
[B]. ở biên (dương hoặc âm)
[C]. ở biên âm ( x = – A)
[D]. ở biên dương (x = A).
Trong quá trình dao động, gia tốc của vật có giá trị cực đại (ω2A) khi vật ở biên âm ( x = – A)
Câu 18.
Trong quá trình dao động, gia tốc của vật có giá trị cực tiểu (- ω2A) khi vật
[A]. đi qua VTCB
[B]. ở biên (dương hoặc âm)
[C]. ở biên âm ( x = – A)
[D]. ở biên dương (x = A).
Trong quá trình dao động, gia tốc của vật có giá trị cực tiểu (- ω2A) khi vật ở biên dương (x = A).
Câu 19.
Trong quá trình dao động, gia tốc của vật có độ lớn cực tiểu (0) khi vật
[A]. đi qua VTCB
[B]. ở biên (dương hoặc âm)
[C]. ở biên âm ( x = – A)
[D]. ở biên dương (x = A).
Trong quá trình dao động, gia tốc của vật có độ lớn cực tiểu (0) khi vật đi qua VTCB
Câu 20.
Trong quá trình dao động, gia tốc của vật có độ lớn cực đại (ω2A) khi vật
[A]. đi qua VTCB
[B]. ở biên (dương hoặc âm)
[C]. ở biên âm ( x = – A)
[D]. ở biên dương (x = A).
Trong quá trình dao động, gia tốc của vật có độ lớn cực đại (ω2A) khi vật ở biên (dương hoặc âm)
Câu 21.
Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên âm tới biên dương thì
[A]. vận tốc của vật có giá trị tăng từ 0 lên cực đại (ωA) rồi giảm về 0
[B]. tốc độ của vật tăng lên
[C]. vận tốc có giá trị âm
[D]. gia tốc của vật có giá trị tăng từ cực tiểu (- ω2A) lên cực đại (ω2A)
Khi đi từ vị trí biên âm tới biên dương thì vận tốc của vật có giá trị tăng từ 0 lên cực đại (ωA) rồi giảm về 0.
Câu 22.
Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên dương về biên âm thì phát biểu sai là
[A]. vận tốc của vật có giá trị giảm từ 0 về cực tiểu (- ωA) rồi tăng lên 0.
[B]. tốc độ của vật tăng từ 0 lên cực đại (ωA) rồi giảm về 0
[C]. gia tốc của vật có độ lớn giảm từ cực đại về 0
[D]. gia tốc của vật có giá trị tăng từ cực tiểu (- ω2A) lên cực đại (ω2A)
Khi đi từ vị trí biên dương về biên âm thì gia tốc của vật có độ lớn giảm từ cực đại (ω2A) về 0 (ở VTCB) rồi tăng từ 0 đến cực đại (ω2A). Phát biểu sai là “gia tốc của vật có độ lớn giảm từ cực đại về 0”
Câu 23.
Khi một vật dao động điều hòa thì
[A]. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng
[B]. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng
[C]. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ
[D]. động lượng của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
Động lượng của vật: p = mv
→ Động lượng của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
Câu 24.
Khi một vật dao động điều hòa thì
[A]. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
[B]. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng
[C]. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ
[D]. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng
Khi một vật dao động điều hòa thì vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
Câu 25.
Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?
[A]. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có tốc độ cực đại và gia tốc bằng không
[B]. Ở vị trí biên, chất điểm có tốc độ cực đại và gia tốc có giá trị đạt cực đại
[C]. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc có giá trị đạt cực đại
[D]. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không
Trong dao động điều hòa: Ở vị trí cân bằng, chất điểm có tốc độ cực đại và gia tốc bằng không.
Câu 26.
Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì
[A]. độ lớn lực kéo về tác dụng lên chất điểm tăng.
[B]. độ lớn vận tốc của chất điểm giảm
[C]. độ lớn li độ của chất điểm tăng.
[D]. độ lớn gia tốc của chất điểm giảm
Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì độ lớn gia tốc của chất điểm giảm.
Câu 27.
Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Vectơ vận tốc của vật
[A]. luôn hướng về VTCB
[B]. luôn hướng ra biên
[C]. luôn có chiều của chiều chuyển động của vật
[D]. luôn có chiều ngược với chiều chuyển động của vật
Khi dao động điều hoà trên trục Ox. Vectơ vận tốc của vật luôn có chiều của chiều chuyển động của vật
Câu 28.
Vecto vận tốc của vật dao động điều hòa luôn
[A]. ngược hướng chuyển động
[B]. cùng hướng chuyển động
[C]. hướng về vị trí cân bằng
[D]. hướng ra xa vị trí cân bằng.
Vecto vận tốc của vật dao động điều hòa luôn cùng hướng chuyển động
Câu 29.
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vecto gia tốc của vật
[A]. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
[B]. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn li độ của vật.
[C]. luôn hướng về vị trí cân bằng.
[D]. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn vận tốc của vật.
Khi vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vecto gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.
Câu 30.
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vecto gia tốc của vật
[A]. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn vận tốc của vật.
[B]. luôn hướng ngược chiều chuyển động của vật
[C]. luôn hướng theo chiều chuyển động của vật.
[D]. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của vật.
Khi vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vecto gia tốc của vật có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của vật.
Câu 31.
Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng vào vật nhỏ của con lắc có độ lớn tỉ lệ thuận với
[A]. độ lớn vận tốc của vật
[B]. biên độ dao động của con lắc.
[C]. chiều dài lò xo của con lắc.
[D]. độ lớn li độ của vật.
Lực kéo về tác dụng vào vật nhỏ của con lắc là: F = – kx
→ Độ lớn lực kéo tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của vật.
Câu 32.
Khi nói về dao động điều hoà của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?
[A]. Khi vật ở vị trí biên, gia tốc của vật bằng không.
[B]. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.
[C]. Vectơ vận tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.
[D]. Khi đi qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật bằng không.
Phát biểu đúng là: “Vectơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng”
Câu 33.
Một vật đang dao động điều hòa. Khi vật đi từ VTCB ra biên thì
[A]. Tốc độ của của vật tăng lên
[B]. Vận tốc của vật có giá trị tăng lên
[C]. Vectơ gia tốc và vectơ vận tốc của vật luôn cùng chiều nhau
[D]. Gia tốc có độ lớn tăng lên
Khi vật đi từ VTCB ra biên thì gia tốc có độ lớn tăng lên
Câu 34.
Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?
[A]. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại
[B]. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.
[C]. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng
[D]. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng
Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.
Câu 35.
Tìm kết luận sai về lực kéo về lên vật dao động điều hoà
[A]. luôn hướng về vị trí cân bằng
[B]. luôn cùng chiều vận tốc.
[C]. luôn cùng chiều với gia tốc.
[D]. luôn ngược dấu với li độ.
Lực kéo về lên vật dao động điều hoà có biểu thức: F = – kx
Kết luận sai là: “lực kéo về lên vật dao động điều hoà luôn cùng chiều vận tốc.”
Câu 36.
Trong dao động điều hoà khi vật đổi chiều chuyển động thì
[A]. lực kéo về có độ lớn cực đại
[B]. lực kéo về có độ lớn bằng 0
[C]. lực kéo về đổi chiều
[D]. gia tốc đổi chiều
Vật đổi chiều chuyển động tại vị trí biên. Do đó ở vị trí này lực kéo về có độ lớn cực đại là Fmax = kA
Câu 37.
Một vật đang dao động điều hòa, vectơ lực kéo về và vectơ gia tốc
[A]. luôn cùng chiều nhau
[B]. cùng chiều khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng (VTCB) và ngược chiều khi vật từ biên về VTCB
[C]. luôn ngược chiều nhau
[D]. cùng chiều với với vecto vận tốc
Trong dao động điều hòa, vectơ lực kéo về và vectơ gia tốc luôn cùng chiều nhau
Câu 38.
Khi một vật dao động điều hòa thì
[A]. Vecto lực kéo về tác dụng lên vật bị đổi chiều ở vị trí biên.
[B]. Vecto lực kéo về tác dụng lên vật bị đổi chiều khi đi qua vị trí cân bằng
[C]. Vecto gia tốc bị đổi chiều ở vị trí biên
[D]. Vecto vận tốc của vật bị đổi chiều khi đi qua vị trí cân bằng.
Khi một vật dao động điều hòa thì vecto lực kéo về tác dụng lên vật bị đổi chiều khi đi qua vị trí cân bằng.
Câu 39.
Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động
[A]. nhanh dần đều.
[B]. chậm dần đều.
[C]. nhanh dần.
[D]. chậm dần.
Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động chậm dần.
Câu 40.
Khi một vật dao động điều hòa thì phát biểu đúng là
[A]. lực kéo về tác dụng lên vật có giá trị cực đại khi vật ở vị trí biên.
[B]. gia tốc của vật có giá trị cực đại khi vật ở vị trí biên dương
[C]. vận tốc của vật có giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm
[D]. động lượng của vật có giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng.
Khi một vật dao động điều hòa, vận tốc của vật có giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
Câu 41.
Một vật dao động điều hoà trên trục Ox, tại thời điểm nào đó vận tốc và gia tốc của vật có giá trị dương. Trạng thái dao động của vật khi đó là
[A]. nhanh dần theo chiều dương
[B]. chậm dần đều theo chiều dương
[C]. nhanh dần theo chiều âm.
[D]. chậm dần theo chiều dương
v > 0: vật phải đi theo chiều dương, a > 0: vật phải có li độ âm (x < 0)
→ vật đang chuyển động theo chiều dương từ biên âm (x = -A) về VTCB
Câu 42.
Một vật dao động điều hoà trên trục Ox, tại thời điểm nào đó vận tốc và gia tốc của vật có giá trị trái dấu nhau. Khi đó chuyển động của vật là
[A]. nhanh dần đều.
[B]. chậm dần đều
[C]. nhanh dần.
[D]. chậm dần.
v, a trái dấu → vecto vận tốc và vecto gia tốc của vật có chiều ngược nhau
→ vật đang chuyển động từ VTCB ra biên
Câu 43.
Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì
[A]. vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc
[B]. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng
[C]. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm
[D]. độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc cùng giảm
Khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.
Câu 44.
Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 6cos(5πt + 0,5π) cm, t(s). Trong chu kì đầu tiên kể từ t = 0, thời điểm t mà giá trị của vận tốc và li độ cùng có giá trị dương trong khoảng nào sau đây ?
[A]. 0,1 s < t < 0,2 s.
[B]. 0 < t < 0,1 s.
[C]. 0,3 s < t < 0,4 s.
[D]. 0,2 s < t < 0,3 s.
x, v > 0 → vật đang chuyển động theo chiều dương từ VTCB về biên dương x = A.
Tại t = 0: $\varphi = 0,5\pi $ → ${\rm{x}} = O( – )$ . Trong chu kì đầu tiên, vật thực hiện dao động như bên dưới, đoạn nét liền thể hiện vật thỏa mã x, v > 0 theo điều kiện bài toán.
Câu 45.
Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình $x=A\sin \left( 8\pi t-\dfrac{\pi }{3} \right)$. Trong chu kỳ đầu tiên, tính từ thời điểm t0 = 0, chất điểm chuyển động nhanh dần ngược chiều dương của trục Ox trong khoảng thời gian nào sau đây?
[A]. ${{t}_{1}}=\dfrac{1}{24}s$ đến ${{t}_{2}}=\dfrac{5}{48}s$
[B]. ${{t}_{1}}=\dfrac{1}{6}s$ đến ${{t}_{2}}=\dfrac{11}{48}s$
[C]. ${{t}_{1}}=\dfrac{5}{48}s$ đến ${{t}_{2}}=\dfrac{1}{6}s$
[D]. ${{t}_{1}}=0$ đến ${{t}_{2}}=\dfrac{1}{24}s$
$x=A\sin \left( 8\pi t-\dfrac{\pi }{3} \right)=A\cos \left( 8\pi t-\dfrac{5\pi }{6} \right)$.
tại t = 0: $\varphi =-\dfrac{5\pi }{6}$ → $\text{x}=-\dfrac{A\sqrt{3}}{2}(+)$.
Trong chu kì đầu tiên, vật thực hiện dao động như bên dưới, đoạn nét liền thể hiện vật theo chuyển động nhanh dần theo chiều âm.
Câu 46.
Một vật dao động điều hoà trên trục Ox, tại thời điểm t nào đó vận tốc và gia tốc có giá trị dương. Tại thời điểm t + T/4, vận tốc và gia tốc
[A]. vận tốc và gia tốc có giá trị âm
[B]. vận tốc có giá trị dương, gia tốc có giá trị âm
[C]. vận tốc và gia tốc có giá trị dương
[D]. vận tốc có giá trị âm, gia tốc có giá trị dương
Thời điểm t, vật có v, a > 0, tức vật đang có li độ âm (li độ và gia tốc luôn trái dấu) và đi theo chiều dương, sau $\dfrac{T}{4}$ vật đi như diễn biến trục thời gian bên dưới, vật có v > 0; a < 0.
Câu 47.
Một vật dao động điều hoà trên trục Ox, tại thời điểm t nào đó vận tốc có giá trị âm và gia tốc có giá trị dương. Tại thời điểm t + $\dfrac{T}{2}$ thì
[A]. vận tốc và gia tốc có giá trị âm
[B]. vận tốc có giá trị dương, gia tốc có giá trị âm
[C]. vận tốc và gia tốc có giá trị dương
[D]. vận tốc có giá trị âm, gia tốc có giá trị dương
Thời điểm t, vật có v < 0, a > 0, tức vật đang có li độ âm (li độ và gia tốc luôn trái dấu) và đi theo chiều âm, sau $\dfrac{T}{2}$ vật đi được (2A) có diễn biến dao động được thể hiện trên trục phân bố thời gian như bên dưới – vật có v > 0; a < 0 (li độ dương).
Câu 48.
Một vật dao động điều hoà trên trục Ox, tại thời điểm t vận tốc và gia tốc trái dấu. Tại thời điểm t + $\dfrac{3T}{4}$ , vận tốc và gia tốc
[A]. cùng dấu
[B]. có giá trị bằng 0
[C]. trái dấu.
[D]. có giá trị cực đại
Thời điểm t, vật có v và a trái dấu, tức vật đang có xu hướng chuyển động từ VTCB ra biên (vectơ vận tốc và gia tốc ngược chiều nhau), sau $\dfrac{3T}{4}$ vật có diễn biến dao động được thể hiện trên trục phân bố thời gian như bên dưới, vật đang có xu hướng chuyển động từ biên về VTCB, tức vectơ vận tốc và gia tốc cùng chiều nhau, tức v và a cùng dấu.
Câu 49.
Trong dao động điều hòa, khi lực kéo về tác dụng lên vật tăng từ giá trị cực tiểu đến giá trị cực đại thì vận tốc của vật sẽ
[A]. tăng lên cực đại rồi giảm xuống.
[B]. tăng từ cực tiểu lên cực đại.
[C]. giảm xuống cực tiểu rồi tăng lên.
[D]. giảm từ cực đại xuống cực tiểu.
Lực kéo về có giá trị cực tiểu tại biên dương, có giá trị cực đại tại biên âm. Do đó, khi lực kéo về tác dụng lên vật tăng từ giá trị cực tiểu đến giá trị cực đại thì vật đi từ biên dương về biên âm, tức vận tốc giảm từ 0 (biên dương) về giá trị cực tiểu (vật qua VTCB theo chiều âm) rồi tăng lên 0 (về biên âm).
Câu 50.
Trong dao động điều hòa, khi gia tốc của vật giảm từ giá trị cực đại về giá trị cực tiểu thì tốc độ của vật sẽ
[A]. tăng lên cực đại rồi giảm xuống.
[B]. tăng từ cực tiểu lên cực đại.
[C]. giảm xuống cực tiểu rồi tăng lên.
[D]. giảm từ cực đại xuống cực tiểu.
Gia tốc của vật có giá trị cực tiểu tại biên dương, có giá trị cực đại tại biên âm. Do đó, khi gia tốc của vật giảm từ giá trị cực đại về giá trị cực tiểu, tức vật đi từ biên âm đến biên dương, tốc độ (độ lớn vận tốc) của vật tăng từ 0 (biên âm) đến cực đại (qua VTCB) rồi giảm về 0 (biên dương)
Câu 51.
Một vật dao động điều hoà trên trục Ox, tại thời điểm t nào đó vận tốc và gia tốc của vật cùng dấu. Trạng thái dao động của vật tại thời điểm t + T/4 là
[A]. chậm dần ra biên.
[B]. chậm dần đều về vị trí cân bằng.
[C]. chậm dần đều ra biên.
[D]. nhanh dần về vị trí cân bằng.
Thời điểm t, vật có v và a cùng dấu, tức vật đang có xu hướng chuyển động từ biên về VTCB (vectơ vận tốc và gia tốc cùng chiều với nhau), sau T/4 vật có diễn biến dao động được thể hiện trên trục phân bố thời gian như bên dưới, vật đang có xu hướng chuyển động ra biên.
Câu 52.
Một vật dao động điều hoà trên trục Ox, tại thời điểm t nào đó vận tốc và gia tốc của vật cùng dấu. Trạng thái dao động của vật tại thời điểm t + T/2 là
[A]. chậm dần ra biên.
[B]. chậm dần về vị trí cân bằng.
[C]. chậm dần đều ra biên.
[D]. nhanh dần về vị trí cân bằng.
Thời điểm t, vật có v và a cùng dấu, tức vật đang có xu hướng chuyển động từ biên về VTCB (vectơ vận tốc và gia tốc cùng chiều với nhau), sau T/2 vật (đi được 2A) có diễn biến dao động được thể hiện trên trục phân bố thời gian như bên dưới, vật vẫn có xu hướng chuyển động về VTCB.