Công cơ học có âm không? Trường hợp nào sau đây có công cơ học?

vật lí phổ thông mới, vật lí phổ thông 2018 T.Trường 6/2/23 100 0
  1. Công cơ học có âm không?
    • Công cơ học là đại lượng đại số có thể âm dương hoặc bằng 0
    [​IMG]
    Công thức công cơ học:

    A = F × s × cosα
    trong đó
    • A: công cơ học gọi tắt là công (J)
    • s: quãng đường dịch chuyển (m)
    • F: độ lớn của lực tác dụng (N)
    • α: là góc hợp bởi véc tơ lực và véc tơ chuyển dời.
    Công thức tính công cơ học ở trên có thể được viết lại thành:
    A = F × cosα × s = F//.s
    • F// = Fcosα: được hiểu là thành phần lực song song với phương chuyển động mới sinh công.​
    • F// cùng phương cùng chiều chuyển động lực sinh công dương A > 0 (ý nghĩa của công dương là lực cung cấp năng lượng cho vật chuyển động)​
    • F// cùng phương cùng ngược chuyển động lực sinh công âm A < 0 gọi là công cản (ý nghĩa của công cản là làm tiêu hao năng lượng trong quá trình vật chuyển động)​
    Trường hợp đặc biệt α = 90° → cosα = 0 → có thể xảy ra tình huống sau đây:
    • Lực đủ lớn để làm vật chuyển động theo phương vuông góc với phương ngang (là phương ta chọn làm hệ qui chiếu) → theo phương ngang lực không sinh công (A = 0) nhưng theo phương thẳng đứng lực có sinh công.
    • Lực không đủ lớn để nhấc vật lên theo phương thẳng đứng → lực không sinh công theo cả hai phương.
    Khái niệm công cơ học khác với công sức trong thực tế:
    • Công cơ học tính theo công thức vật lí ở trên
    • Công sức hiểu theo nghĩa là bỏ sức lực ra để làm một công việc gì đó.
    Lẫn hai khái niệm này với nhau nên chúng ta khó hình dung ra được trường hợp làm vật chuyển động mà lại không sinh công cơ học (A = 0)

    Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.
    • A. Khi có lực tác dụng vào vật.
    • B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.
    • C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.
    • D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.
    Dùng phương pháp loại trừ → C


Share