Công thức khúc xạ ánh sáng, vật lí lớp 11

Vật lí lớp 11 Công thức định luật khúc xạ ánh sáng thuộc chủ đề vật lí lớp 11 Khúc xạ ánh sáng

Công thức khúc xạ ánh sáng

Hình vẽ về hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Công thức khúc xạ ánh sáng, vật lí lớp 11 7

Trong đó:

  • Tia tới: tia sáng đi đến mặt phân cách.
  • Tia khúc xạ: tia sáng bị khúc xạ qua mặt phân cách.
  • Góc tới i: hợp bởi tia tới và pháp tuyến
  • Góc khúc xạ r: hợp bởi tia khúc xạ và pháp tuyến

[\dfrac{\sin i}{\sin r} = n_{21}=\dfrac{n_2}{n_1}\]

  • n1: chiết suất của môi trường 1 (môi trường chứa tia tới)
  • n2: chiết suất của môi trường 2 (môi trường chứa tia khúc xạ)
  • i : góc tới
  • r: góc khúc xạ

Nội dung Định luật khúc xạ ánh sáng

  • Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
  • Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới i và sin góc khúc xạ r luôn luôn không đổi

Ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là một khái niệm quan trọng trong vật lí và có một số ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một số ứng dụng này bao gồm:

  • Thấu kính: Khúc xạ ánh sáng là nguyên tắc hoạt động của thấu kính. Thấu kính được sử dụng trong kính mắt, máy ảnh, kính viễn vọng, kính hiển vi và các thiết bị quang học khác để bẻ cong ánh sáng và hội tụ ánh sáng vào một điểm duy nhất, do đó tạo ra hình ảnh rõ nét.
  • Lăng kính: Khúc xạ ánh sáng qua lăng kính được sử dụng để tách ánh sáng trắng thành các màu khác nhau. Đây là nguyên tắc đằng sau sự hình thành của cầu vồng.
  • Ảo ảnh: Sự khúc xạ ánh sáng do sự thay đổi mật độ không khí là nguyên nhân hình thành ảo ảnh. Hiện tượng này được sử dụng trong thiết kế ảo ảnh quang học và các hiệu ứng đặc biệt.
  • Sợi quang học: Khúc xạ ánh sáng cũng được sử dụng trong lĩnh vực sợi quang. Ánh sáng được truyền qua một sợi thủy tinh hoặc nhựa mỏng sử dụng nguyên lý phản xạ toàn phần bên trong, giúp giảm thiểu suy hao tín hiệu và nhiễu.
  • Kim cương: Ánh sáng đi vào viên kim cương và bị khúc xạ nhiều lần, tạo ra ánh sáng lấp lánh đặc trưng của viên đá quý.

Bài tập áp dụng công thức khúc xạ ánh sáng

Bài tập 1. Tia sáng đi từ nước có chiết suất 4/3 sang thủy tinh có chiết suất 1,5. Tính góc khúc xạ và góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới, biết góc tới i = 30o.

Hướng dẫn

n1 = 4/3; n2 = 1,5; i = 30o

n1sin i = n2.sinr => r = 26,4o;




D = i – r = 3,6o.

[collapse]

Bài tập 2. Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của chất lỏng có chiết suất √3. Ta được hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Tính góc tới.

Hướng dẫn

n1 = 1; n2 = √3; i’ + r = 90o => i + r = 90o => sin r = cos i

n1sin i = n2.sinr = n2.cos i => tan i = √3 => i = π/3

[collapse]

Bài tập 3. Một cây cọc dài được cắm thẳng đứng xuống một bể nước chiết suất 4/3. Phần cọc nhô ra ngoài mặt nước là 30 cm, bóng của nó trên mặt nước dài 40 cm và dưới đáy bể nước dài 190 cm. Tính chiều sâu của lớp nước.

Hướng dẫn

n1 = 1; n2 = 4/3; CD = 190cm; BI = CH = 40cm; AB = 30cm

Công thức khúc xạ ánh sáng, vật lí lớp 11 9

tan i = BI/AB = 4/3 => i = 53o =>

n1sin i = n2.sinr => sin r = 0,6 => r = 37o

tan r = HD/IH = (CD – CH)/IH => IH = 200cm

[collapse]
+1
1
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top